Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương sáng về nói đi đôi với làm

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng “nói đi đôi với làm”, cho mọi thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo. Ở Hồ Chí Minh lời nói đi đôi với hành động, lý luận đi đôi với thực tiễn, nói để mà làm, làm phải đúng như điều đã nghĩ, đã nói. Hơn nữa, Người nói ít nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người không nói mà chỉ làm. Thống nhất giữa lời nói và việc làm là nguyên tắc đạo đức của Hồ Chí Minh, là sự thể hiện tấm gương thực hành đạo đức cách mạng của bản thân.

Đã nhận biết sai lầm phải ra sức sửa chữa

Trong “Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, Bác Hồ chỉ rõ: Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa. Những hiện tượng tiêu cực trong cán bộ, đảng viên mà Bác đã chỉ ra cách đây hơn 70 năm vẫn còn nguyên tính thời sự.               ...

Hồ Chí Minh - Người mở đường vĩ đại của cách mạng Việt Nam

Cách đây 106 năm, ngày 5-6-1911, tại Bến Cảng Nhà Rồng lịch sử, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với lòng yêu nước sâu sắc và ý chí cứu nước mãnh liệt đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ, để ngày nay cả dân tộc sống trong độc lập, tự do, hạnh phúc. Lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, kể từ thời đại các vua Hùng, thời đại nào cũng có những người anh hùng dân tộc kiệt xuất làm rạng danh dòng dõi con Rồng cháu Tiên. Nhưng chỉ đến khi có sự xuất hiện của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, dân tộc ta mới thực sự bước sang một trang sử mới mà bất kỳ thời đại nào trước đó cũng chưa có được, “Đó là thời đại Hồ Chí Minh, thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử quang vinh của dân tộc”(1), với đặc trưng lớn nhất là: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu niên, nhi đồng

Trong muôn vàn tình thương yêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho nhân dân, Người luôn dành cho thiếu niên nhi đồng một tình thương yêu đặc biệt nhất. Người khẳng định: Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ.

Tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phong cách tư duy Hồ Chí Minh gồm nhiều nội dung, trong đó phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình là nét đặc sắc về phong cách tư duy của Người. Phong cách tư duy đặc sắc này có ý nghĩa chỉ đạo hiện thực to lớn đối với các cấp lãnh đạo và đối với mỗi cá nhân chúng ta trong giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống hôm nay.

Vận dụng phong cách Hồ Chí Minh trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII

Phong cách Hồ Chí Minh và công tác xây dựng đảng có mối liên hệ, gắn kết chặt chẽ với nhau. Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh cũng có nghĩa là chúng ta đang thực hiện công tác xây dựng đảng thiết thực nhất, khoa học nhất.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị

Trong di sản Tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục nói chung và giáo dục lý luận chính trị luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc; có tính bao quát, sâu xa, thiết thực. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên - những người kế cận của Đảng, thể hiện tầm nhìn chiến lược với lực lượng thừa kế xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tình cảm, sự quan tâm, chăm lo, dìu dắt của Người dành cho thanh niên luôn là nguồn động lực, khích lệ ý chí tinh thần nghị lực vươn lên chiếm lĩnh những tầm cao mới của các thế hệ thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước  hiện nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá, sử dụng cán bộ hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”,“công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, nên trong công tác cán bộ “phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ”; “phải trọng nhân tài”.

Mới nhất

Xem nhiều nhất