|
Cử tri đồng bào dân tộc Ê-đê tại Đắk Lắk bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Ảnh: Báo Đắk Lắk.
|
Thúc đẩy quyền dân sự,
chính trị
UBND tỉnh đã ban hành Kế
hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phổ biến, nội dung cơ bản của Công ước
quốc tế và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công
chức, viên chức và nhân dân” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020; Kế hoạch
triển khai thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26-9-2019 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước ICCPR và
các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc. Đồng thời chỉ đạo các sở,
ban, ngành, đoàn thể và các địa phương tập trung xây dựng và thực hiện các giải
pháp bảo đảm hiệu quả thực thi Công ước và pháp luật Việt Nam, trọng tâm là: quán
triệt các nội dung Công ước trong toàn tỉnh; xây dựng và thực hiện các chương
trình, kế hoạch hành động triển khai các Đề án, chương trình mục tiêu quốc gia có
liên quan (Kế hoạch số 8157/KH-UBND ngày 25-9-2018 về Triển khai thực hiện Quyết
định số 1898/QĐ-TTg ngày 28-11-2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án
“Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025”); tập
trung các nguồn lực và các điều kiện cần thiết bảo đảm thực thi; tăng cường, đổi
mới hoạt động tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra, chấn chỉnh
việc thực thi Công ước và pháp luật Việt Nam về quyền dân sự, chính trị của đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Kết quả thực thi Công ước và pháp luật Việt
Nam về quyền dân sự, chính trị được đánh giá thông qua các hoạt động giám sát, kiểm
tra, thanh tra, theo dõi thi hành pháp luật chuyên đề; xếp hạng chỉ số cải cách
hành chính hằng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương và kết quả đánh giá,
phân loại công chức, viên chức và đảng viên hằng năm.
Các sở, ngành và địa
phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội
dung cơ bản của Công ước và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị thông
qua nhiều hình thức đa dạng như: tổ chức hoặc lồng ghép tổ chức các hội nghị, tập
huấn, phổ biến các nội dung Công ước ICCPR, pháp luật Việt Nam về quyền dân sự,
chính trị. Biên soạn, phát hành các tài liệu phổ biến nội dung Công ước và pháp
luật Việt Nam về quyền dân sự, chính trị (tài liệu “Những nội dung cơ bản về
Công ước ICCPR”, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình, Luật Phòng chống mua, bán người, Luật Bình đẳng giới, Luật Bầu cử, Bộ luật
Lao động, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; sổ tay “Tìm hiểu pháp luật về hòa giải ở
cơ sở”, “Tìm hiểu pháp luật về Hôn nhân và gia đình”; Đề cương giới thiệu Luật
Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015) hoặc tham khảo,
lựa chọn các tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương phát hành để
biên tập lại và phát hành. Lồng ghép giới thiệu, phổ biến nội dung Công ước
ICCPR, pháp luật Việt Nam về quyền dân sự, chính trị trong tổ chức các hoạt
động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (ngày 9-11) tại cơ quan, đơn vị, địa
phương. Truyền thông chính sách, tăng cường phổ biến các qui định pháp luật về
quyền dân sự, chính trị thông qua chương trình, chuyên mục, chuyên trang,
tài liệu, tin bài… đăng tải trên Cổng/trang thông tin điện tử ngành,
địa phương, Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) của tỉnh; các
phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh ở cơ sở, mạng
in-tơ-nét, mạng xã hội... và các hình thức khác phù hợp.
Đồng thời, ban
hành và thực hiện nhiều Kế hoạch PBGDPL, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận
pháp luật (Kế hoạch thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; Kế hoạch cải
cách hành chính, Kế hoạch về chuyển đổi số và các Kế hoạch chuyên đề của các cơ
quan, ban ngành, địa phương) để triển khai các chương trình, Đề án, kế hoạch về
phổ biến, giáo dục và truyền thông chính sách, pháp luật theo yêu cầu của Thủ
tướng Chính phủ và các bộ, ngành ở địa phương.
Nội luật hóa Công ước
ICCPR
Thời gian qua, công tác
theo dõi tình hình thi hành pháp luật của tỉnh đã mang lại những tác động tích cực
đối với công tác tổ chức thi hành pháp luật nói chung và thúc đẩy thực thi quyền
dân sự, chính trị nói riêng, đã đạt được những thành quả quan trọng, bám sát những
lĩnh vực Thủ tướng Chính phủ xác định cần nội luật hóa và hoàn thiện khuôn khổ
pháp luật nhằm thực hiện Công ước ICCPR; các lĩnh vực còn nhiều bất cập của
pháp luật thuộc điểm nóng về thi hành pháp luật ở địa phương như: xử lý vi phạm
hành chính, hộ tịch; quản lý, sử dụng đất đai; tình hình thực hiện các chính
sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, hợp
tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19.
Trong 3 năm qua, tỉnh đã
kiến nghị hơn 20 nội dung về hoàn thiện thể chế, tập trung vào các qui định của
pháp luật về tố tụng hành chính, tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính,
công chứng, đất đai, kiểm soát thủ tục hành chính, bảo hiểm, chế độ an sinh xã
hội...
Trong giai đoạn 2020-2022, HĐND, UBND tỉnh và cấp huyện đã ban hành gần 280 văn bản qui phạm pháp luật
(QPPL), trong đó có nhiều văn bản QPPL về quyền dân sự, chính trị và bảo đảm thực
hiện quyền trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS miền
núi; bảo tồn và phát huy văn hóa; tiếp cận thông tin; y tế, giáo dục, lao động,
việc làm...
Đặc biệt, trong Dự thảo sửa đổi quy định về xây dựng, ban hành văn
bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh đang trình UBND tỉnh ban hành, Sở Tư pháp đã đề
nghị bổ sung quy định về trách nhiệm truyền thông chính sách của các cơ quan chủ
trì soạn thảo để bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của người dân trong tham gia
xây dựng pháp luật.
Tỉnh đã cụ thể hóa quy định
về lấy ý kiến góp ý, tư vấn, phản biện của tổ chức cá nhân đối với việc soạn thảo
và ban hành văn bản QPPL, kiểm soát chặt chẽ về quy trình và nội dung các dự thảo
nhằm phát hiện và loại bỏ những quy định cản trở, hạn chế, xâm phạm quyền dân sự
và chính trị của người dân; đề xuất các cơ chế, biện pháp để tăng khả năng tiếp
cận và thực hiện quyền của người dân thuận lợi và dễ dàng hơn.
Đặc biệt, trong
Dự thảo sửa đổi quy định về xây dựng, ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh
đang trình UBND tỉnh ban hành, Sở Tư pháp đã đề nghị bổ sung quy định về trách
nhiệm truyền thông chính sách của các cơ quan chủ trì soạn thảo để đảm bảo thực
hiện quyền làm chủ của người dân trong tham gia xây dựng pháp luật.
UBND tỉnh đã xây dựng và tổ
chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL với hơn
1200 văn bản QPPL được rà soát từ năm 2020 đến nay; tổ chức các đợt hệ thống hóa,
rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật gây vướng mắc,
ách tách, cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh và đời sống xã hội; rà soát
chính sách, pháp luật liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi…
Việc xử lý
văn bản không phù hợp pháp luật được thực hiện ngày càng nghiêm túc, hiệu
quả hơn. Phần lớn những bất cập sau khi được phát hiện, kết luận đều
được cơ quan tham mưu ban hành có phương án xử lý trên tinh thần cầu thị, trách
nhiệm, vì lợi ích chung của xã hội.
Những năm qua, hoạt động
trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã góp phần quan trọng trong việc thực
hiện chính sách nhân đạo, công bằng xã hội, bảo vệ đối tượng yếu thế, bảo đảm
đáp ứng 100% nhu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý cho đối tượng thụ hưởng.
Giai đoạn 2020-2022, Trung tâm đã thực hiện gần 1.700 vụ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho bị can, bị cáo, đương sự trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, giải
quyết các vướng mắc pháp luật trong các lĩnh vực pháp luật đất đai, hôn nhân -
gia đình, chính sách xã hội, hộ tịch, hộ khẩu, khiếu nại, tố cáo cho người
nghèo, người DTTS và các đối tượng chính sách...; gần 620 vụ việc trợ giúp pháp
lý (TGPL)/1.700 vụ việc đạt tiêu chí thành công (chiếm tỷ lệ khoảng 36%) theo
tiêu chí xác định vụ việc thành công hiệu quả của Bộ Tư pháp; đa phần các vụ việc
đều nhận được sự hài lòng của đối tượng hưởng chính sách TGPL.
Hiện Đắk Lắk đã
hoàn thành việc kết nối giữa Cổng dịch vụ công với Phần mềm đăng ký, quản lý hộ
tịch của Bộ Tư pháp; tích hợp thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn trên
Cổng dịch vụ công; kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; ban hành quy định
về tái cấu trúc… để hướng đến việc chuyển đổi số, thực hiện trực tuyến đối với
các dịch vụ này.
Từ năm 2020 đến nay, Sở Tư
pháp đã giải quyết hơn 33.000 trường hợp yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp,
trong đó, gần 26.000 trường hợp yêu cầu cấp phiếu số 1, hơn 7.200 trường hợp
yêu cầu cấp phiếu số 2. Ngoài việc cập nhật kịp thời các thông tin mới phát
sinh với số lượng không hề nhỏ, trong khoảng thời gian từ 14-8-2021 đến hết
tháng 10-2022, Sở còn giải quyết hết hơn 24 ngàn thông tin tồn đọng từ trước đến
nay. Từ tháng 11-2022, các thông tin cung cấp mới đều được cập nhật kịp thời,
không để xảy ra tồn đọng.
Một số đề xuất, kiến nghị
Một là, trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, cần coi trọng giáo dục, nâng cao nhận
thức về yêu cầu, trách nhiệm thực thi Công ước quốc tế như đối với yêu cầu,
trách nhiệm thực thi chính sách, pháp luật của Việt Nam, theo quan điểm và phù
hợp với đường lối, chính sách chung của Đảng và Nhà nước.
Hai là, đẩy mạnh triển
khai các giải pháp tuyên truyền, truyền thông có hiệu quả để tiếp tục nâng cao
nhận thức của người dân và trách nhiệm các cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
về các nội dung và nghĩa vụ thực thi Công ước, gắn với việc tổ chức thi hành hiệu
quả Hiến pháp và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị.
Ba là, tăng cường nguồn lực bảo
đảm, tạo điều kiện thực hiện hiệu quả hơn nữa chính sách, pháp luật của Việt Nam
và các điều ước quốc tế, công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị mà Việt
Nam là thành viên tham gia ký kết, gia nhập.
Bốn là, tiếp tục hoàn thiện
các thiết chế về tổ chức thi hành pháp luật nói chung và tổ chức thực hiện Điều
ước quốc tế nói riêng theo hướng kiện toàn và đổi mới về tổ chức, bộ máy, biên
chế làm công tác tổ chức thi hành pháp luật, hình thành đội ngũ cán bộ chuyên
trách thực thi Công ước tại các địa phương. Chú trọng cơ chế, chính
sách phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể, các hiệp hội nghề nghiệp,
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, của toàn cộng đồng xã hội trong việc
bảo đảm, bảo vệ quyền dân sự, chính trị.
Năm là, công tác báo cáo
đánh giá thực thi Công ước và nhiệm vụ thực thi Công ước theo Kế hoạch của Thủ
tướng Chính phủ cần được triển khai sớm và nề nếp hơn, có như vậy mới tạo điều
kiện cho các đơn vị, địa phương phản ánh sinh động, phong phú, toàn diện các nội
dung triển khai thực hiện Công ước.
Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Đắk Lắk