Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành văn bản số 141/KH-BCĐTKNQ18 ngày 6-12-2024 kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.
Theo phương án đề xuất, tối thiểu sẽ giảm 4 cơ quan Đảng trực thuộc Trung ương, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương; tối thiểu sẽ giảm 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.
Với 458/461 đại biểu tán thành (chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội), Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội thông qua ngày 30-11.
Tư tưởng, quan điểm về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thể hiện sâu sắc tầm nhìn và tư duy chiến lược của Đảng trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, là biểu hiện sinh động “ý Đảng, lòng dân” trong quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu, đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới.
Theo Nghị quyết số 1238/NQ-BTVQH15, ngày 24-10-2024 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025, sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 82,87 km2, quy mô dân số 101.272 người của huyện Đông Sơn vào TP. Thanh Hóa; thành lập 4 phường thuộc TP Thanh Hóa là phường Rừng Thông, phường Đông Thịnh, phường Hoằng Quang, phường Hoằng Đại và nhập phường Tân Sơn vào phường Phú Sơn. Sau khi sắp xếp, TP. Thanh Hóa có 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 33 phường và 14 xã.
Với những chủ trương đúng đắn của Đảng và sự quyết tâm của các cấp chính quyền trong những năm vừa qua, việc tinh gọn đầu mối tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế thông qua việc mở rộng, tăng quy mô đơn vị hành chính ở các đô thị đã bước đầu đạt được những kết quả khích lệ, đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị, tinh gọn bộ máy hành chính, tinh giản biên chế. Tuy nhiên, theo Tổng Bí thư Tô Lâm, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, cơ bản vẫn theo mô hình được thiết kế từ hàng chục năm trước, nhiều vấn đề không còn phù hợp với điều kiện mới là trái với quy luật phát triển([1]).
Ngày 14-11, tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 đối với 13 tỉnh, thành phố gồm: Bắc Giang, Cần Thơ, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Phú Yên, Thái Bình, Tiền Giang, Vĩnh Long.
Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025, tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến sắp xếp 28 (trong tổng số 136 đơn vị hành chính cấp xã) để thành lập 13 đơn vị hành chính cấp xã mới. Tỉnh đang tích cực tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã, góp phần tiết kiệm chi ngân sách, tăng nguồn lực đầu tư cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh.