Kỷ nguyên tiếp nối kỷ nguyên, nấc thang lịch sử từng bước đi lên, Ngành Giáo dục và Đào tạo, trước hết là những nhà giáo, tiếp tục đổi mới toàn diện, quyết liệt nhằm phát triển con người bảo đảm hạnh phúc của con người, phát huy tối đa nhân tố con người, lấy con người làm trung tâm, chủ thể, nguồn lực, mục tiêu của sự phát triển, tạo nền tảng thực hiện mục tiêu, đích đến dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đó là “điểm nghẽn” mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiều lần nhắc đến. Trong bài phát biểu sáng ngày 7-11-2024 với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp nhân dịp Ngày Pháp luật Việt Nam (9-11), Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo cần tháo gỡ các “điểm nghẽn” pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại, tạo cơ sở pháp lý hình thành các động lực tăng trưởng mới, các quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất mới, các ngành công nghiệp mới, sẵn sàng để Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Điều kiện thay đổi không thể suy nghĩ, hành động theo cách cũ. Vẫn là vấn đề công tác cán bộ - then chốt của then chốt, vẫn là vấn đề tinh gọn tổ chức bộ máy nhưng phải đổi mới tư duy với cách làm mới đáp ứng thực hiện nhiệm vụ mới trong điều kiện mới. Đó là trọng tâm nhằm đáp ứng yêu cầu do thực tiễn kỷ nguyên mới đặt ra.
Những ngày qua, trong trái tim hàng triệu triệu người dân Việt Nam đã chung một niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Tình cảm của người dân dành cho Tổng Bí thư là điều mà mỗi cán bộ, đảng viên dù ở vị trí nào cũng phải suy ngẫm, soi rọi lại mình.
Nhân tố quyết định làm nên thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cần được kế tục, phát huy cao độ trong điều kiện hiện nay khi tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường, thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen. Vai trò lãnh đạo của Đảng chỉ được giữ vững và phát huy khi Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, thực sự "là đạo đức, là văn minh" như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định. Điều đó chỉ có được từ phấn đấu, rèn luyện của mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu và từ cơ chế khiến mỗi người không dám, không muốn và không thể vi phạm kỷ luật của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước.
“Xây” phải thực sự tốt, Đảng phải thực sự trong sạch, vững mạnh thì “chống” mới hiệu quả. Ngược lại, “chống” phải tốt Đảng mới trong sạch, vững mạnh. “Xây” và “chống” có mối quan hệ biện chứng, là hai mặt của một vấn đề xây dựng Đảng. Hai nhiệm vụ phải tiến hành đồng bộ, thường xuyên, liên tục, kiên trì, bền bỉ, trong đó, người đứng đầu giữ vai trò quan trọng bởi cán bộ là cái gốc của mọi công việc.
Trung thực là một trong những phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng. Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, dù ở cương vị nào thì phẩm chất trung thực cũng đặc biệt quan trọng và tối cần thiết. Trong điều kiện đảng cầm quyền, phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên, mà trước hết là tính trung thực có ý nghĩa to lớn đối với uy tín, sức mạnh, vai trò lãnh đạo của Đảng.
Để giữ vững và phát huy thành quả Cách mạnh Tháng Tám, giữ vững nền độc lập dân tộc, Đảng cần có lực lượng cán bộ đủ đức, tài, thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Bộ Chính trị ban hành Quy định 114 với nhiều điểm mới, bổ sung so với Quy định 205 chẳng những tạo nên sự thống nhất với các quy định về công tác cán bộ hiện nay mà còn là bước tiến mới nhằm xiết chặt hơn công tác cán bộ - then chốt của then chốt.
Khi chuẩn bị cho nhiệm kỳ mới, nhân sự cấp dưới được cấp uỷ chịu trách nhiệm giới thiệu lên cấp uỷ cấp trên phê duyệt. Quy trình chuẩn bị nhân sự được quy định chặt chẽ. Tuy vậy, nên chăng cần chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn bằng quy định cụ thể và rõ trách nhiệm trong việc giới thiệu và bảo đảm chất lượng cán bộ. Chính chịu trách nhiệm là một yếu tố quan trọng quyết định hàng đầu.
Mỗi cán bộ, bên cạnh địa vị, trí tuệ của một “nhà lãnh đạo” đều phải có tinh thần làm việc của một “người đầy tớ” nhân dân. Học để làm cán bộ suốt đời, đồng thời cũng phải học làm cán bộ suốt đời. Hai điều này có quan hệ biện chứng, quan trọng như nhau thể hiện tâm thế “người lãnh đạo” và “người đầy tớ” của nhân dân.