Festival Huế 2020 – “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế luôn luôn mới”

Festival Huế lần thứ XI sẽ diễn ra từ ngày 1-4-2020 đến ngày 6-4-2020 – đánh dấu chặng đường 20 năm từ khi Festival Huế được tổ chức lần đầu tiên và trở thành một sự kiện văn hóa du lịch quốc gia, mang tầm quốc tế, có sức thu hút mạnh mẽ, tạo động  lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo Ban tổ chức, Festival Huế 2020 tiếp tục khẳng định giá trị truyền thống, thương hiệu Festival Huế và là tâm điểm thu hút sự ủng hộ Huế xây dựng và phát triển. Đồng chí Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, điểm khác biệt của chủ đề kỳ này là “Huế luôn luôn mới”. Xuyên suốt các kỳ Festival luôn gắn với chủ đề “Di sản Văn hóa với Hội nhập và Phát triển” và tại kỳ này thêm sự lựa chọn “Huế luôn luôn mới” sẽ kích thích sự tìm tòi mới mẻ. 


Đồng chí Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trả lời báo chí chiều 17-12 về những điểm nhấn của Festival Huế 2020. 

Ông Amadou Matar M’Bow, nguyên Tổng Giám đốc UNESCO nhận xét: “Huế là một bài thơ về kiến trúc đô thị tuyệt tác, Huế là thành phố của sự hài hòa trọn vẹn”, câu nói đó đã phần nào khẳng định giá trị của Huế, vùng đất của di sản, cổ kính nhưng không bao giờ cũ. Khám phá Huế là khám phá bất tận, chính vì thế “Huế luôn luôn mới”. 

Tại Festival lần này sẽ diễn ra 6 chương trình và lễ hội chính gồm: Lễ khai mạc, Lễ hội áo dài, Lễ hội đường phố, Lễ hội Huế - Kinh đô ẩm thực và 2 chương trình văn hóa nghệ thuật là Chương trình Văn hiến kinh kỳ và Chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn. Như những kỳ trước, Festival Huế 2020 tiếp tục tập trung khai thác không gian văn hóa truyền thống của Huế, trong đó không gian Trung tâm Đại Nội là hạt nhân của các kỳ Festival Huế.

Đồng chí Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho rằng, đây là dịp để quảng bá văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam cũng như tạo cơ hội giao lưu giữa các nền văn hóa đặc sắc của khu vực và toàn cầu. Festival Huế đã trở thành một sự kiện chuyên nghiệp, thể hiện sự đẳng cấp trong công tác quảng bá và thu hút sự tham gia của rất nhiều đoàn đến từ nhiều quốc gia. Năm 2020, sẽ có sự góp mặt hơn 20 đoàn nghệ thuật quốc tế với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, đến từ các quốc gia: Hàn Quốc, Nhật Bản, Xin-ga-po, Phi-li-pin, Trung Quốc, I-xra-en, Pháp, Nga, Bỉ, Đan Mạch, Áo, Hung-ga-ry, Cộng hòa Séc, Mỹ, Mê-hi-cô… hứa hẹn mang đến những chương trình biểu diễn hấp dẫn, ngoạn mục, đa sắc màu văn hóa. … Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa, cộng đồng diễn ra liên tục trong suốt 6 ngày đêm bao gồm: Lễ hội Diều, Festival Khoa học, Lễ hội Bia, Hội chợ thương mại Quốc tế, Ngày hội Áo dài, Giải chạy VNExpress Marathon Huế, Nhạc hội EDM quốc tế, Đại hội Phượt quốc tế, các cuộc trưng bày & triển lãm mỹ thuật… sẽ mang đến những trải nghiệm độc đáo cho công chúng và bạn bè quốc tế… Kỳ Festival này hiện nhận được sự quan tâm và đăng ký tham gia của hơn 25 quốc gia và dự kiến sự kiện “Đêm ASEAN” - một cuộc trình diễn văn hoá Đông Nam Á qua những sắc màu độc đáo của trang phục dân tộc, thời trang và âm nhạc huyền ảo sẽ có thêm khoảng 10 quốc gia nữa.



Lễ Tế giao diễn ra vào 01h00 ngày 1-4-2020 - đây là lễ hội truyền thống dưới triều Nguyễn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu mong quốc thái dân ăn, mưa thuận gió hòa.

Cùng với đó, Festival Huế năm nay cũng gắn với các hoạt động quảng bá tuyên truyền môi trường, chương trình “Ngày Chủ nhật Xanh”, “Xây dựng Thành phố Xanh-Sạch-Sáng” để Huế trở thành điểm đến hấp dẫn của mọi du khách, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về đẩy mạnh phát triển du lịch và dịch vụ.

Đặc biệt, tham gia Festival Huế cũng là cơ hội tìm hiểu, thăm thú và trải nghiệm những giá trị độc đáo của 5 Di sản được UNESCO công nhận: Quần  thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc Cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế (2016) và hai di sản văn hóa phi vật thể mà Huế đồng sở hữu: “Nghệ thuật bài chòi”, “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”.  

Fesival Huế 2020 gắn với hàng loạt sự kiện và mốc thời gian trọng đại của cả nước nói chung và của Thừa Thiên Huế nói riêng: 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1945); 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975); 60 năm kết nghĩa Hà Nội – Huế - Sài Gòn (1960); 215 năm Kinh thành Huế được khởi công xây dựng (1805); 25 năm thành phố Huế là thành viên tổ chức các thành phố Di sản Thế giới (1995) và 20 năm Festival Huế hình thành và phát triển. Với slogan mới “Huế luôn luôn mới”, với nhiều điểm nhấn mới, chắc chắn Festival Huế sẽ là một festival thành công, ấn tượng, để Huế xứng đáng với tên gọi Thành phố Festival.
Lễ Tế Giao - 01h00 ngày 01/4/2020: lễ hội truyền thống dưới triều Nguyễn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu mong quốc thái dân ăn, mưa thuận gió hòa; 
 
Lễ Tế Giao - 01h00 ngày 01/4/2020: lễ hội truyền thống dưới triều Nguyễn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu mong quốc thái dân ăn, mưa thuận gió hòa; 
 

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất