Trong 2 ngày 25 và 26-7-2017, tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả" tổ chức hội thảo đợt 2, lấy ý kiến góp ý nhằm hoàn thiện dự thảo Đề án, để trình Hội nghị Trung ương 6, khóa XII.
Các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án; Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Hà Ban, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội thảo.
Các đồng chí bí thư đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương; bộ trưởng một số bộ; thủ trưởng các cơ quan tham mưu giúp việc, các đơn vị sự nghiệp ở Trung ương; chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, trưởng các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bí thư, phó bí thư, trưởng ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập xây dựng Đề án; lãnh đạo Ban và đại diện các vụ, đơn vị của Ban Tổ chức Trung ương tới dự.
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án khẳng định, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả vừa là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; vừa là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách, trước mắt. Đây là vấn đề rất khó, liên quan đến tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị.
Đồng chí Phạm Minh Chính nêu rõ, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và các cuộc hội thảo lần trước, Thường trực Ban Chỉ đạo đã chỉnh sửa, bổ sung dự thảo Đề án. Để hoàn thiện Đề án, tại hội thảo đợt này, đề nghị các đại biểu tập trung góp ý kiến theo 17 vấn đề trọng tâm liên quan đến phương thức lãnh đạo của Đảng và sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong thời gian tới, nhằm tạo sự thống nhất trước khi Ban Chỉ đạo báo cáo Bộ Chính trị.
Gợi ý thảo luận, đồng chí Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu cho ý kiến, giải pháp cụ thể về một số nội dung: Đánh giá khái quát chung về Đề án, ý tưởng xuyên suốt của Đề án là tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị thông qua tổ chức đảng và đảng viên, xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã được chưa? Có đồng bộ không? Cần bổ sung thêm nội dung nào để đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra? Những nội dung nêu trong Đề án đã làm rõ tính cấp thiết của Đề án chưa, cần bổ sung thêm nội dung nào? Trong các nội dung đánh giá ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những vấn đề cụ thể được nêu trong Đề án thì nội dung nào đạt yêu cầu, nội dung nào chưa đạt yêu cầu? Từ kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực tế, đề nghị các đồng chí cho ý kiến nên bổ sung nội dung gì, để làm sâu sắc, rõ hơn những vấn đề được nêu ra? Những bài học kinh nghiệm trong Đề án đã phản ánh đủ, đúng tình hình chưa, có phù hợp không? cần bổ sung, điều chỉnh bài học nào? hoặc có ý kiến khác? Các quan điểm nêu trong Đề án đã rõ chưa? cần bổ sung nội dung nào? hoặc có ý kiến khác? Các nguyên tắc đã bảo đảm thực hiện được mục tiêu của Đề án chưa? có thêm hoặc bớt nội dung nào, vì sao? Trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, cần thiết phải thực hiện nguyên tắc một tổ chức hành chính trong hệ thống chính trị cơ bản chỉ có một tổ chức đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện; bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức tương ứng, vậy những nội dung nêu trong Đề án đã đầy đủ chưa? thuyết phục chưa? có khả thi không? cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì? Việc sắp xếp, tổ chức lại đảng đoàn hoặc ban cán sự đảng với đảng uy cơ quan để thành lập đảng ủy mới có chức năng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện; có góp phần giảm đầu mối, giảm biên chế, giảm thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động không? Việc họp nhất một số cơ quan của Đảng và cơ quan của Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ tương đồng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng từ Trung ương đến địa phương như trong Đề án có khả thi không? hoặc đề xuất ý kiến khác? Việc sắp xếp lại các bộ, sở có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, có đối tượng và lĩnh vực quản lý trùng lắp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, như: xây dựng và giao thông vận tải, kế hoạch - đầu tư và tài chính... được nêu trong Đề án có khả thi không? Việc triển khai thực hiện ngay ở cấp tỉnh (trừ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) và ở cấp Trung ương sau Đại hội XIII của Đảng như trong Đề án nêu có phù hợp không? hoặc nên cơ cấu lại chức năng, nhiệm vụ của ngành tài chính và kế hoạch đầu tư thế nào cho hợp lý để một nhiệm vụ chỉ một cơ quan đảm nhận và chịu trách nhiệm? Quy định tiêu chí để thành lập một tổ chức (vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, môi quan hệ công tác; biên chế toi thiểu, sổ đầu mối trực thuộc...), khung số lượng cấp phó đã nêu trong Đề án có khả thi không? Khi triển khai có khó khăn, vướng mắc gì, giải pháp khắc phục thế nào? Nếu không khả thi thì tại sao? Những tiêu chí để thành lập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã nêu trong Đề án có phù hợp không, có khả thi không? Từ kinh nghiệm thực tế của các đồng chí, làm thế nào để sắp xếp lại cấp huyện, cấp xã và đầu mối trực thuộc cấp huyện, cấp xã theo quy định hiện hành của Quốc hội và Chính phủ? Đề xuất về sắp xếp, bố trí số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đảng ủy khối các cấp, cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách của các ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và một số cơ quan khác có khả thi và phù hợp không, cần phải có bước chuẩn bị ra sao để triển khai các phương án này được thuận lợi? Những cơ sở về tính khả thi của Đề án đã đầy đủ chưa, cần bổ sung nội dung nào? Những khó khăn khi thực hiện Đề án đã đủ và phù hợp chưa? Lộ trình thực hiện có phù hợp không, cần điều chỉnh nhiệm vụ, giải pháp nào cho phù hợp với lộ trình và để bảo đảm tính khả thi? Do nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng rất rộng nên Thường trực Ban Chỉ đạo đề nghị đổi tên của Đề án thành: “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng thông qua tổ chức đảng và đảng viên, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" có phù hợp không?...
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những vấn đề từng vấn đề cụ thể nêu trong Đề án. Các đại biểu bày tỏ sự đồng tình cao về tính cấp thiết và các nội dung mang tính đột phá của dự thảo Đề án; Đề án được thực hiện sẽ góp phần tích cực thực hiện tinh giản biên chế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều đại biểu đề nghị, cần xác định rõ khó khăn và thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục. Đó là, làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu; có các giải pháp phù họp để sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi thực hiện Đề án; phải có lộ trình, bước đi phù họp, giữ ổn định, tránh xáo trộn, bố trí đủ nguồn lực để thực hiện; phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số nội dung trong Điều lệ Đảng và văn bản pháp luật có liên quan vào thời điểm phù họp trước hoặc sau Đại hội XII của Đảng. Các đại biểu cũng đồng tình cao với việc thu gọn đầu mối, kết thúc hoạt động của một số đảng đoàn, ban cán sự đảng và sắp xếp lại một số tổ chức đảng. Một số đại biểu đề nghị, không nên đồng nhất mô hình tổ chức bộ máy giống nhau ở các tỉnh thành phố, mà căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương để sắp xếp cho phù hợp, đồng thời phân cấp mạnh hơn cho cấp dưới...
T.S