Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa

Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trình xin ý kiến các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 gồm 10 Chương, 163 Điều, quy định về việc thành lập, tổ chức, quản lý, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, quản lý, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài và của tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

Tổng hợp các ý kiến của các đại biểu, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh: nếu vấn đề nào đã rõ, đã đi vào ổn định trong thực tiễn thì đưa vào Luật, cái gì chưa rõ, chưa ổn định thì thể hiện qua văn bản hướng dẫn dưới Luật để đảm bảo sự linh hoạt của chính sách pháp luật về tài chính, ngân hàng. Dự thảo Luật cũng cần được xây dựng đảm bảo mỗi chủ thể được đề cập trong Luật nếu đã được giao quyền thì phải luôn đi kèm với trách nhiệm. Về ý kiến của một số đại biểu về quy định lệ phí, lãi suất hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên chỉ rõ, quan điểm chủ đạo là không bỏ lãi suất cơ bản, nhưng cần có quan điểm, cái nhìn mới về lãi suất để đảm bảo yêu cầu phục vụ một cách hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, vừa đảm bảo hoạt động điều hành của tổ chức tín dụng theo nguyên tắc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Dự kiến, Luật các tổ chức tín dụng sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2011.

 

 

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất