Nghị quyết 33-NQ/TW (khóa XI) nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân Thủ đô

Trong 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW, Hà Nội đã tạo sự chuyển biến tích cực các nội dung nêu trong nghị quyết với nhiều kết quả nổi bật. Từ chủ trương, nghị quyết của Đảng, TP. Hà Nội đã cụ thể hóa bằng các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thiết thực. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai được thực hiện nhất quán từ thành phố tới cơ sở gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị các cấp; xây dựng đội ngũ làm công tác văn hóa, tăng cường nguồn lực cho văn hóa. Đồng thời, có nhiều chính sách, giải pháp cụ thể phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh bước đầu đạt hiệu quả với nhiều mô hình, sáng kiến hay. Công tác quy hoạch và quản lý nhà nước về văn hóa ngày càng đi vào nền nếp, từng bước nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, chú trọng thể chế hóa, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động văn hóa, thu hút mạnh mẽ nhiều nguồn lực xã hội tham gia vào tiến trình thúc đẩy quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa Hà Nội được chú trọng. Chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ ngày càng được đổi mới và nâng cao; sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật phong phú, đa dạng. Hoạt động giao lưu, hợp tác về văn hóa giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế có nhiều khởi sắc… 

Những kết quả tích cực trong thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Đảng bộ TP. Hà Nội đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân Thủ đô. Hà Nội tiếp tục khẳng định là trung tâm văn hóa lớn của cả nước, là nơi hội tụ, kết tinh, lan tỏa những giá trị cao quý của dân tộc.


Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (ảnh trên) ghi nhận những kết quả đã đạt được của TP. Hà Nội trong việc đưa Nghị quyết 33-NQ/TW của Đảng vào cuộc sống. Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết đạt hiệu quả cao, đồng chí đề nghị các địa phương, đơn vị của Hà Nội quan tâm, chú trọng việc đưa các thông tin tích cực về chủ trương, nghị quyết của Đảng đến với Nhân dân. Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, việc đưa những thông tin tích cực, giúp người dân "miễn dịch" với những thông tin xấu, độc hại trên in-tơ-nét là việc làm hết sức quan trọng. Đồng thời phải tuyên truyền, giáo dục sâu rộng để mỗi người dân Hà Nội hiểu sâu sắc về lịch sử, văn hóa truyền thống, qua đó trân trọng những giá trị văn hóa lâu đời của Thủ đô. Các trường học ở Hà Nội cần có hình thức đưa văn hóa vào giảng dạy, để các em thanh, thiếu niên, nhi đồng hiểu rõ giá trị văn hóa dân tộc, giúp các em hình thành nhân cách tốt đẹp, tạo nên lớp công dân Thủ đô kế thừa xứng đáng. Việc thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW cần gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.


Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội (ảnh trên) ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của các địa phương, đơn vị, sự đóng góp tích cực của các sở, ban, ngành, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ thành phố đến cơ sở đã tham gia tích cực trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 33-NQ/TW của Trung ương.

Đồng chí đề nghị trong thời gian tới, các cấp, ngành của thành phố triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện những nội dung đã chỉ ra trong báo cáo và đề nghị quan tâm thực hiện tốt 5 nội dung:

Một là,
tiếp tục đổi mới hơn nữa trong công tác chỉ đạo triển khai tuyên truyền các chương trình, kế hoạch của Thành ủy thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Trung ương. Thường xuyên tổ chức đánh giá kết quả thực hiện gắn chặt chẽ với triển khai có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương và các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố.

Hai là,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Rà soát, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật, nhất là cơ chế, chính sách phát triển văn hóa để phù hợp với thực tiễn Thủ đô và quốc tế. Có chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; trọng dụng người có tài, có đức để tạo điều kiện cho sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

Ba là,
đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong phát triển văn hóa. Tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động văn hóa và quan tâm tạo cơ chế phối hợp, tăng cường ký hợp đồng đầu tư chiều sâu để có thêm nhiều các công trình, tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng nghệ thuật. Mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, giới thiệu văn hóa Thủ đô, xúc tiến văn hóa du lịch thông qua tổ chức các sự kiện văn hóa.

Bốn là,
quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, nhất là ở cơ sở. Nâng cao năng lực trong việc tham mưu, đề xuất, quản lý các hoạt động văn hóa, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Năm là,
tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả; kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và giải pháp chọn lọc trong hội nhập văn hóa; tích cực đấu tranh ngăn chặn sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội.


Tại Hội nghị, Thành ủy Hà Nội trao Bằng khen cho 10 đơn vị tiêu biểu trong thực hiện các chương trình của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW (ảnh trên).

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất