Trao đổi kinh nghiệm giải quyết tố cáo và khiếu nại ở các địa phương và đơn vị
Tại Hội nghị có 11 lượt ý kiến tham luận, thảo luận, tập trung làm rõ những vấn đề thực tiễn về giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng thời gian qua, chỉ rõ khó khăn về nhận thức, quy định, phân cấp chưa rõ ràng, cụ thể trong văn bản hướng dẫn, những vướng mắc, trở ngại và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập trong trong giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng thời gian tới.

Hội nghị nhất trí với các ý kiến trao đổi của đại diện các vụ, đơn vị; nhận định tố cáo có xu hướng gia tăng ở nhiều cấp nhiều ngành, liên quan nhiều đối tượng, có cả tố cáo liên quan đến yếu tố nước ngoài; người tố cáo có thái độ bức xúc, vựợt cấp, tái tố, thậm chí tố cáo cả cán bộ giải quyết tố cáo; về khiếu nại và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng còn khó khăn do người khiếu nại bảo thủ, cố chấp, khiếu nại "cầu may", thậm chí lợi dụng khiếu nại để thách thức, gây khó khăn cho tổ chức đảng; nhận thức của một số cấp ủy về khiếu nại và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng chưa đầy đủ, một số nơi coi đây là nhiệm vụ riêng của ủy ban kiểm tra, có tâm lý e ngại xa lánh người khiếu nại, không muốn thay đổi hình thức kỷ luật đối với người khiếu nại, gây lãng phí tiền của, công sức, bức xúc không đáng có.

TS. Tô Quang Thu, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ tịch Hội đồng khoa học Cơ quan đã kết luận hội nghị, theo đó: 

Cần nâng cao nhận thức về giải quyết tố cáo, khiếu nại, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cấp ủy, tổ chức đảng, kể cả người đứng đầu cấp ủy về mục đích, vai trò, tầm quan trọng của nhiệm vụ giải quyết tố cáo để quan tâm chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ, sâu sát việc giải quyết tố cáo có hiệu quả ngay khi có vụ việc xảy ra.

Các cấp ủy phải chỉ đạo chặt chẽ, phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa ủy ban kiểm tra với các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật, các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng; khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cấp các ngành, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chỉ đạo và giải quyết tố cáo.

Nêu cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy và tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ chỉ đạo hoặc giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng.
      
Đề cao trách nhiệm, năng lực, bản lĩnh, kỹ năng nghiệp vụ, thái độ ứng xử của cán bộ kiểm tra trong công tác giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng. Nghiên cứu kỹ những vấn đề liên quan đến tố cáo, khiếu nại; nắm chắc nguyên tắc, quy định, nghiệp vụ, bình tĩnh, thận trọng, kiên trì, có lý, có tình trong giải quyết tố cáo, khiếu nại. Nói cách khác, dưới góc độ khoa học, cần tránh cứng nhắc, lý thuyết thuần tuý mặt khác cũng tránh tuỳ tiện, vận dụng sai nguyên tắc.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất