Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thông điệp của đồng chí

Thông điệp về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc được đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện trong nhiều bài viết trong thời gian qua

 1. Kỷ nguyên được đánh dấu bởi một sự kiện lớn, mở đầu cho thời kỳ phát triển mới của đất nước, của dân tộc. Ngày 19-8-1945 được ghi vào lịch sử như một ngày mở đầu kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam - Kỷ nguyên Độc lập dân tộc: giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Kỷ nguyên đánh dấu bước nhảy vọt của đất nước ta. Lần đầu tiên trong lịch sử, một Nhà nước công nông ra đời ở Việt Nam. Nhân dân Việt Nam trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa và nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ.

Năm 1986, từ Đại hội VI, đất nước ta bước vào Kỷ nguyên thứ hai - Kỷ nguyên Đổi mới. “Đổi mới hay là chết” - Đó là mệnh lệnh của cuộc sống. Sau 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử... Đất nước ta đã hoàn thành cơ bản những nhiệm vụ của việc chuẩn bị những tiền đề cho dân tộc bước vào kỷ nguyên mới.

Hiện nay đang là khởi điểm lịch sử mới, đất nước bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Có thể đặt tên Kỷ nguyên thứ ba của dân tộc là Kỷ nguyên Văn minh hiện đại.

Về việc này, Đảng đã có định hướng, chủ trương, đường lối ngày càng đầy đủ trong những năm qua. Nhà nước cũng đã bắt tay vào xây dựng các qui hoạch, kế hoạch, cơ chế tổng thể cho sự phát triển khi Việt Nam tròn 100 tuổi.

Sắp tới, Đại hội XIV của Đảng có tầm vóc to lớn, diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa lịch sử, một dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của dân tộc ta: đất nước ta sau 50 năm thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội; trải qua 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 35 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991), đặc biệt là đánh giá, kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong 5 năm tới (2026 - 2030), tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030)...

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới là tiền đề để dân tộc Việt Nam tin tưởng vào tương lai ở phía trước. Sau gần 4 thập kỷ từ khi Đổi mới và mở cửa (từ năm 1986 đến nay), quy mô nền kinh tế Việt Nam đã tăng 96 lần. Mạng lưới hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam ký kết và triển khai với hơn 60 quốc gia và nền kinh tế lớn đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới về thu hút đầu tư nước ngoài và về quy mô thương mại.

Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia, mà gần đây nhất là với Malawi, nâng cấp, nâng tầm các mối quan hệ với mạng lưới 31 khuôn khổ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện, trong đó có toàn bộ các nước là Ủy viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và các nền kinh tế Nhóm G7.

Nhưng đất nước cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: sự phát triển đất nước theo chiều rộng đã tới hạn, cần phải chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu; bốn nguy cơ mà Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII đã xác định vẫn tồn tại, có mặt diễn biến phức tạp hơn; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tư diễn biến”, “tự chuyển hóa”, cơ hội chính trị, “lợi ích nhóm” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao là một nguy cơ gây mất ổn định chính trị - xã hội, đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ…

Bên cạnh khó khăn, thách thức, thì đồng thời lại có nhiều thuận lợi và cơ hội mới: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi căn bản mọi mặt đời sống xã hội. Việt Nam với dân số trẻ, năng động và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số, đang trở thành một thị trường đầy tiềm năng.

2. Kỷ nguyên mới sẽ là kỷ nguyên Việt Nam tập trung thúc đẩy năng lực sáng tạo, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam, đưa khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực của phát triển đất nước nhanh và bền vững, bảo đảm phát huy cao nhất tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”; mở ra triển vọng phát triển mới, mở rộng không gian sinh tồn. Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển con người toàn diện là hai trụ cột quan trọng, tạo động lực bứt phá cho phát triển đất nước. 

khát vọng xây dựng nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Đổi mới sáng tạo phải đi sâu và lan tỏa trong mọi mặt của đời sống xã hội, trong phát triển kinh tế, trở thành hoạt động thường xuyên, chủ chốt, tạo ra giá trị mới, đem lại những thay đổi đột phá cho doanh nghiệp, cho cộng đồng xã hội và cho đất nước. Hình thành mạng lưới các trung tâm đổi mới sáng tạo từ Trung ương tới vùng, địa phương, dẫn dắt và lan tỏa văn hóa đổi mới sáng tạo đến mọi người dân Việt Nam theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng trong thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đánh dấu sự khởi đầu của một làn sóng phát triển mới của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam.

Chuyển đổi số, đổi mới, sáng tạo sẽ là giai đoạn bản lề để Việt Nam vươn lên phát triển. Mỗi người dân cần đóng góp công sức, trí tuệ cho phát triển của đổi mới sáng tạo nước nhà, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh hơn và ghi nên những dấu son về đổi mới sáng tạo trên trường quốc tế. Điều đó đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, phải đổi mới sáng tạo, phát huy sức mạnh nội lực và tận dụng tri thức quốc tế mới có thể nâng cao năng suất, sức cạnh tranh, vì hạnh phúc của người dân và nâng cao uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Với tầm nhìn chiến lược dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên mới, chúng ta có niềm tin vào sự vươn mình mạnh mẽ của Việt Nam, khi Đảng ta luôn lấy “dân là gốc”,  “Nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới”.

Như trong bài viết “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", đồng chí Tô Lâm đã nhấn mạnh “mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; bảo đảm mọi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của đổi mới, phát triển, được sống hạnh phúc trong môi trường an ninh, an toàn, không ai bị bỏ lại phía sau”.

Đối với Việt Nam, đây là thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng, giai đoạn nước rút để kiến tạo kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam; hiện thực hóa các mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030, nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045, và khát vọng xây dựng nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất