Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Một số đặc trưng, tác động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

 
                                                             Hình ảnh buổi thuyết trình.

Theo TS. Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm phân tích và dự báo (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ cuối những năm 2000 với những đặc trưng cơ bản: Kết hợp giữa hệ thống thực với hệ thống ảo; quy mô và tốc độ phát triển chưa có tiền lệ trong lịch sử nhân loại; tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới, nhất là về kinh tế, xã hội và môi trường.

Trước làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam gặp nhiều thuận lợi do sự dịch chuyển trung tâm trọng lực kinh tế toàn cầu từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam và chiến lược “Trung Quốc cộng 1” của các tập đoàn đa quốc gia. Theo đó, Việt Nam đã và đang tham gia vào nhiều chuỗi giá trị toàn cầu ở khâu lắp ráp, trở thành công xưởng mới của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến một số ngành kinh tế của nước ta như nhóm ngành năng lượng (điện, dầu khí); nhóm ngành công nghiệp chế tạo; ngành dệt may, giày dép; ngành điện tử…

Trong thời gian tới, để phát huy tốt các điều kiện thuận lợi và hạn chế những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, TS. Nguyễn Thắng nhấn mạnh, Nhà nước cần xây dựng một chính quyền thông minh theo hướng liêm chính, kiến tạo và hành động; tăng cường nâng cao nhận thức về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư của các cơ quan hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, ngân hàng…; nâng cao năng lực áp dụng khoa học công nghệ, khuyến khích đổi mới, sáng tạo; thực hiện chính sách phát triển công nghiệp phù hợp để tăng cường mối liên kết chặt chẽ giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực FDI; cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục, đào tạo theo hướng hỗ trợ các ngành khoa học, công nghệ và kỹ thuật, khuyến khích tinh thần học tập liên tục, học tập suốt đời…

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất