Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực lý luận chính trị, báo chí - truyền thông

Các đồng chí: PGS, TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS, TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền; PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng khoa học Học viện Báo chí và Tuyên truyền chủ trì Hội thảo.

Trong báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, đồng chí Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nêu rõ: Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực lý luận chính trị và báo chí - truyền thông đã đạt được những thành tựu nổi bật và cũng còn những hạn chế nhất định. Thực tiễn hiện nay đang đặt ra những yêu cầu mới cho công tác này, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực lý luận chính trị và báo chí - truyền thông gắn với triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Xuất phát từ thực tế nêu trên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực lý luận chính trị và báo chí - truyền thông trong tình hình mới” nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực lý luận chính trị và báo chí - truyền thông ở nước ta. 

PGS, TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu đề dẫn tại Hội thảo.

Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 116 bài tham luận của các nhà khoa học, cán bộ thực tiễn ở các cơ quan Trung ương, các cơ sở đào tạo và các địa phương trong cả nước. Các bài tham luận đã tiếp cận chủ đề Hội thảo từ nhiều chiều cạnh khác nhau, làm rõ các vấn đề như: Nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu về vai trò, tầm quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực lý luận chính trị và báo chí - truyền thông; Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực lý luận chính trị và báo chí - truyền thông trong tình hình mới; Bối cảnh trong nước, quốc tế tác động đến quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực lý luận chính trị và báo chí - truyền thông trong tình hình hiện nay; đồng thời dự báo tình hình, xác định các định hướng, quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực lý luận chính trị và báo chí - truyền thông…

Các tham luận và ý kiến phát biểu tại Hội thảo cũng đã thảo luận làm rõ những đổi mới về nội dung, chương trình đào tạo các ngành lý luận chính trị và báo chí - truyền thông dưới tác động của cách mạng 4.0, xây dựng mạng lưới, hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; triển khai đề án mở mã ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị; xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực báo chí - truyền thông… Từ đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong bối cảnh mới: trực tiếp gắn với trực tuyến, phương pháp đào tạo tích cực; gắn với chuyển đổi số, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất