Sáng tạo tri thức ở Việt Nam

   
                                                      Toàn cảnh buổi thuyết trình.

Tại buổi thuyết trình, Giáo sư Ka-zu-ô I-chi-dô đã giới thiệu khái quát kết quả nghiên cứu của một số học giả nổi tiếng tại Nhật Bản về sáng tạo tri thức, trong đó nhấn mạnh sáng tạo tri thức là mô hình của thế kỷ XXI, quyết định khả năng cạnh tranh của cả một quốc gia. Trí tuệ nhân tạo đã và đang trở thành mối thách thức lớn, buộc nhân loại phải tiến hành cuộc cách mạng về sáng tạo tri thức. Theo Giáo sư Ka-zu-ô I-chi-dô, quá trình sáng tạo tri thức thông qua sự hợp tác giữa mọi người, trong các hoạt động bao gồm chuỗi giá trị, được thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng trong tổ chức. Có hai loại tri thức là tri thức ẩn và tri thức hiện, trong đó tri thức ẩn mang tính chủ quan và thu được từ trải nghiệm, chủ yếu được nhận thức bằng niềm tin, trí tưởng tượng, quan điểm, cách tư duy; tri thức hiện mang tính khách quan, lý trí, được thể hiện giải thích bằng từ ngữ, con số… Nhiệm vụ của chúng ta là biến những tri thức ẩn thành tri thức hiện để mọi người cùng áp dụng.

Cũng theo Giáo sư Ka-zu-ô I-chi-dô, Việt Nam nên đóng vai trò dẫn đầu tạo ra sự đổi mới tại khu vực Đông Nam Á, cần có nhiều giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó những người tiên phong trong sáng tạo tri thức và các nhà lãnh đạo cần bám sát thực tiễn, nắm chắc các vấn đề đang xảy ra, phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua đào tạo, bồi dưỡng. Quá trình sáng tạo tri thức tại Việt Nam được khởi xướng cần tuân thủ quy trình: Tạo dựng tinh thần khẩn trương; hình thành một liên minh dẫn dắt có đủ quyền lực; xây dựng tầm nhìn; truyền bá, chia sẻ tầm nhìn; trao quyền cho người khác hành động hướng tới tầm nhìn; lập kế hoạch thực hiện và tạo ra thành công ngắn hạn; củng cố thành tựu đạt được và tạo ra thêm sự thay đổi; thể chế hóa (chuẩn hóa) những cách tiếp cận mới.

    

Phát biểu tại buổi thuyết trình, đồng chí Mai Văn Chính (ảnh trên), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương khẳng định, các nội dung được Giáo sư Ka-zu-ô I-chi-dô trao đổi là những nghiên cứu mới rất bổ ích, mang tính hệ thống, khoa học, chặt chẽ, có tính thực tiễn cao, góp phần giúp lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương cũng như lãnh đạo các ban, bộ, ngành và lãnh đạo các tỉnh ủy, thành ủy áp dụng vào công tác lãnh đạo, quản lý, tạo bước phát triển mới, bền vững hơn.

    


* Sau buổi thuyết trình, đồng chí Phạm Minh Chính (thứ nhất, trái sang), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã tiếp thân mật Giáo sư Ka-zu-ô I-chi-dô và các thành viên của tổ chức JICA Việt Nam. Đồng chí Phạm Minh Chính bày tỏ sự cảm ơn và mong muốn trong thời gian tới, Giáo sư Ka-zu-ô I-chi-dô cùng tổ chức JICA Việt Nam tiếp tục quan tâm, hợp tác, giúp đỡ, nhất là trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, góp phần vun đắp mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản. 

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất