Triết lý Inamori - Vấn đề đạo đức công vụ trong việc xây dựng tổ chức


GS.TS Taka Iwao (Khoa Nghiên cứu Kinh tế sau đại học, Đại học Reitaku) thuyết trình tại hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được giới thiệu qua băng video về “Phẩm chất và triết lý cần có của nhà lãnh đạo theo triết lý Inamori”. Ông Inamori Kazuo là một doanh nhân tài ba, người sáng lập hai công ty là Kyocera và KDDI nổi tiếng tại Nhật Bản. Triết lý kinh doanh của ông vô cùng đặc biệt, ông quan niệm cứ sống “đúng với đạo làm người” và điều hành doanh nghiệp thì từng thành viên của doanh nghiệp sẽ hạnh phúc, công ty sẽ phát triển; “trao cơ hội cho mọi nhân viên phát triển cả vật chất lẫn trí tuệ, bằng nỗ lực chúng ta sẽ cống hiến cho sự tiến bộ của xã hội và nhân loại”.

Các đại biểu cũng được nghe GS.TS Taka Iwao (Khoa Nghiên cứu Kinh tế sau đại học, Đại học Reitaku thuyết trình về lý thuyết “Kiến tạo quốc gia như thế nào? Tư duy của người lãnh đạo quyết định dạng thức xã hội - Học tập từ triết lý Inamori”; ông Fujita Tadashi (Phó Tổng Giám đốc Điều hành Hãng Hàng không Nhật Bản) trao đổi về “Nỗ lực trong việc thấm nhuần triết lý Inamori tại Hãng Hàng không Nhật Bản” và tham luận của GS Hioki Koichiro (Khoa Kinh doanh, Đại học Môi trường Tottori).



Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Mai Văn Chính (ảnh trên), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho biết, việc tổ chức hội thảo về triết lý quản lý một tổ chức theo quan điểm đạo đức của ông Inamori nhằm nâng cao tính minh bạch trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, chống tham nhũng và chủ nghĩa “quen biết” trong bộ máy hành chính cũng như các doanh nghiệp nhà nước. Hội thảo cũng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, nâng cao nhận thức của các thành viên cấu thành tổ chức; phát huy nhân tố con người, xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường làm việc văn hóa, lành mạnh.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất