|
Lễ khai trương Ngân hàng TNHH Công thương Việt Nam (VietinBank) tại Lào năm 2015.
|
Trong những năm qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) và các Quy định về nêu gương đã tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ cả trong nhận thức và hành động trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt, người đứng đầu các cấp luôn phát huy được tinh thần trách nhiệm, tính gương mẫu, tự giác trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình cũng như trong thực hiện nhiệm vụ chức trách được phân công, góp phần xây dựng chi, đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Nhiều tấm gương điển hình, tiên tiến trong tỉnh được nhân rộng, lan toả trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên, vẫn còn một số ít cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, nói chưa đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật phải xử lý kỷ luật… Để tiếp tục đấu tranh với tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, tạo bước đột phá trong cán bộ và công tác cán bộ thì yêu cầu “xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay” là cần thiết.
Ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng VietinBank Lào nói riêng với vai trò của mình, là huyết mạch của nền kinh tế, luôn đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho phát triển sản xuất - kinh doanh trong các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ tới mọi mặt kinh tế - xã hội, Ngân hàng VietinBank Lào đã đưa triển khai hàng loạt biện pháp nhằm thúc đẩy khai thông nguồn vốn, tháo gỡ khó khăn kinh tế như cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí, hỗ trợ khách hàng phục hồi sau đại dịch COVID-19 như ngày 19-10-2020 tại Thủ đô Viêng Chăn, tiếp tục đồng hành, chia sẻ những khó khăn và hỗ trợ Lào trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại Lào (VietinBank Lào) ủng hộ Lào 300 triệu kíp Lào (hơn 30.000 đô-la Mỹ).
Trước đó, cũng trong một hoạt động chung tay giúp sức người dân Lào phòng, chống dịch bệnh COVID-19, ngày 22-7-2020, VietinBank Lào đã trao một nghìn chiếc khẩu trang và tiền mặt tổng trị giá năm triệu kíp Lào để ủng hộ chương trình bồi dưỡng kiến thức cơ bản về cách phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 và phổ biến cách phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, cải tạo hệ thống bồn rửa tay của 4 trường tiểu học tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào.
Đi đôi với việc kinh doanh, Ngân hàng TMCP VietinBank Lào luôn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, giúp đỡ người nghèo, tàn tật tại các địa phương trên cả nước Lào nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng.
Không chỉ khắc ghi những lời Bác Hồ dạy, phấn đấu thi đua lao động, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ngành, cùng với cán bộ Ngành Ngân hàng, cán bộ, đảng viên, người lao động không ngừng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW, Kết luận 01-KL/TW của Bộ Chính trị gắn với thực hiện các nghị quyết Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua “Cán bộ ngân hàng rèn đức, luyện nghề, sáng tạo”, phát huy truyền thống yêu nước, trách nhiệm xã hội, ý chí vươn lên trong học tập và công tác
Để tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ Ngân hàng TMCP VietinBank Lào đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng được yêu cầu hội nhập và phát triển, thời gian tới, đơn vị tập trung triển khai thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp sau:
Thứ nhất, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng chức danh, vị trí. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tiếp tục quán triệt sâu sắc, cụ thể và thực hiện có hiệu quả các văn bản của Trung ương, Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nâng cao nhận thức về trách nhiệm, đề cao tinh thần học và tự học của cán bộ. Phải làm cho cán bộ, đảng viên thích học, tích cực tham gia học tập, được học, nhất là học lý luận chính trị.
Ngân hàng VietinBank Lào luôn xem việc lãnh đạo thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một nhiệm vụ chính trị quan trọng để từ đó quan tâm đầu tư đúng mức. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải đặc biệt coi trọng mối quan hệ giữa các yếu tố “đức - tài”. Bên cạnh việc đồng bộ hóa, chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức và năng lực thực tiễn, cần phải hết sức coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao nhận thức về trách nhiệm, đề cao tinh thần học và tự học của cán bộ. Gắn đào tạo, bồi dưỡng với tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng.
Thứ hai, nâng cao nhận thức cho các cán bộ ngân hàng và đội ngũ đảng viên về mục tiêu, yêu cầu, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đặt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong chiến lược phát triển của quốc gia, của địa phương, vừa cơ bản, lâu dài, vừa kịp thời, cấp thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và đẩy mạnh thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị để rèn luyện qua thực tiễn ở các lĩnh vực, địa bàn khác nhau.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thực hiện nghiêm các quy định, quy chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả cao việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch và công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Đào tạo chuyên môn phải căn cứ theo nhu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị, địa phương; bảo đảm điều kiện tiêu chuẩn của đối tượng cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch và trước khi bổ nhiệm; quan tâm cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ.
Thứ tư, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng và đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng. Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ công chức, viên chức của các cơ sở đào tạo bảo đảm hợp lý về số lượng, cơ cấu; tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng đội ngũ nhân viên, cán bộ ngân hàng có đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, cơ cấu hợp lý, được đào tạo cơ bản về chuyên môn, lý luận, có kiến thức thực tiễn và kinh nghiệm quản lý.
Đối với đội ngũ cán bộ ngân hàng, trước yêu cầu ngày càng cao của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và những vấn đề đặt ra trong đời sống thực tế cũng như trong nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần kết hợp một cách khoa học giữa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn với tăng cường nghiên cứu, tích lũy tri thức thực tiễn cơ sở nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực phân tích, giải đáp những vấn đề khó, nhạy cảm, đồng thời biết cách gợi mở tư duy, định hướng nhận thức và hành động cho cán bộ ngân hàng một cách đúng đắn. Chú trọng rèn luyện về ý thức, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng và đạo đức, phong cách người ngân hàng.
Thứ năm, chú trọng công tác tư tưởng chính trị, gắn bó đoàn kết đảng viên trong chi bộ và quần chúng trong nhà trường, đảm bảo công bằng, minh bạch trong công tác thi đua khen thưởng. Phát huy vai trò gương mẫu tiên phong đi đầu của các đồng chí trong cấp ủy, của các đồng chí đảng viên trong toàn ngân hàng.