Là một tỉnh miền núi, địa bàn rộng, dân số đông (1.658.580 người), năm 2015 tỷ lệ người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang mới đạt 75% dân số. Như vậy, còn 25% dân số, tương ứng với gần 400.000 người chưa tham gia BHYT, số người chưa tham gia BHYT chủ yếu là người thuộc gia đình làm nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình. Mặt khác, các DN tham gia BHXH chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc tổ chức phát triển đối tượng tham gia BHYT.
à một tỉnh miền núi, địa bàn rộng, dân số đông (1.658.580 người), năm 2015 tỷ lệ người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang mới đạt 75% dân số. Như vậy, còn 25% dân số, tương ứng với gần 400.000 người chưa tham gia BHYT, số người chưa tham gia BHYT chủ yếu là người thuộc gia đình làm nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình. Mặt khác, các DN tham gia BHXH chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc tổ chức phát triển đối tượng tham gia BHYT.
Là một tỉnh miền núi, địa bàn rộng, dân số đông (1.658.580 người), năm 2015 tỷ lệ người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang mới đạt 75% dân số. Như vậy, còn 25% dân số, tương ứng với gần 400.000 người chưa tham gia BHYT, số người chưa tham gia BHYT chủ yếu là người thuộc gia đình làm nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình. Mặt khác, các DN tham gia BHXH chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc tổ chức phát triển đối tượng tham gia BHYT.
Là một tỉnh miền núi, địa bàn rộng, dân số đông (1.658.580 người), năm 2015 tỷ lệ người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang mới đạt 75% dân số. Như vậy, còn 25% dân số, tương ứng với gần 400.000 người chưa tham gia BHYT, số người chưa tham gia BHYT chủ yếu là người thuộc gia đình làm nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình. Mặt khác, các DN tham gia BHXH chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc tổ chức phát triển đối tượng tham gia BHYT.
Là một tỉnh miền núi, địa bàn rộng, dân số đông (1.658.580 người), năm 2015 tỷ lệ người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang mới đạt 75% dân số. Như vậy, còn 25% dân số, tương ứng với gần 400.000 người chưa tham gia BHYT, số người chưa tham gia BHYT chủ yếu là người thuộc gia đình làm nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình. Mặt khác, các DN tham gia BHXH chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc tổ chức phát triển đối tượng tham gia BHYT.
Là một tỉnh miền núi, địa bàn rộng, dân số đông (1.658.580 người), năm 2015 tỷ lệ người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang mới đạt 75% dân số. Như vậy, còn 25% dân số, tương ứng với gần 400.000 người chưa tham gia BHYT, số người chưa tham gia BHYT chủ yếu là người thuộc gia đình làm nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình. Mặt khác, các DN tham gia BHXH chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc tổ chức phát triển đối tượng tham gia BHYT.
Ngay sau khi BHXH Việt Nam có văn bản chỉ đạo về triển khai thực hiện QĐ số 1167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; BHXH tỉnh Bắc Giang đã chủ động tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 08-CT/TU về việc đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020; tham mưu với UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 210/KH-UBND; trong đó giao chỉ tiêu thực hiện BHYT cho các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 và xác định mục tiêu: Duy trì, phát triển bền vững các nhóm đối tượng đã và đang tham gia BHYT; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHYT và thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Từ năm 2016 trở đi, lấy tháng 11 hằng năm là tháng ra quân tập trung vận động hộ gia đình tham gia BHYT cho năm sau…
Tháng 11-2016, tỉnh Bắc Giang lần đầu tiên tổ chức đồng loạt Lễ ra quân “Tháng cao điểm vận động nhân dân tham gia BHYT” tại 10 huyện, thành phố; đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc: MTTQ tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT gắn với ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc”; Ban Dân vận Tỉnh ủy chỉ đạo tuyên truyền chính sách BHYT gắn với cuộc thi “Dân vận khéo”. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có văn bản chỉ đạo các chi bộ đảng toàn tỉnh tổ chức sinh hoạt chuyên đề về BHYT hộ gia đình; Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên... đều đưa ra chủ đề tuyên truyền về BHYT đến hội viên. Trong tháng cao điểm, toàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập được 2.498 ban vận động hộ gia đình tham gia BHYT tại thôn, tổ dân phố do Ủy ban MTTQ chủ trì, các tổ chức chính trị- xã hội làm thành viên, giao cho chi hội phụ nữ thôn, bản, tổ dân phố làm cộng tác viên đại lý thu BHYT; cơ quan BHXH đã cung cấp hàng nghìn tờ gấp tuyên truyền để phục vụ tháng cao điểm vận động nhân dân tham gia BHYT; hàng trăm bộ tài liệu tuyên truyền cho cán bộ cấp ủy chính quyền, các tổ chức chính trị- xã hội; gần 2.500 bộ tài liệu tuyên truyền cho cán bộ làm cộng tác viên đại lý thu tại thôn, bản, tổ dân phố; thành lập các tổ nghiệp vụ xuống các huyện, thành phố để hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở.
BHXH Bắc Giang xác định công tác tham mưu với chính quyền địa phương ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ các đối tượng khó khăn tham gia BHYT là một điều hết sức quan trọng để tăng nhanh độ bao phủ BHYT toàn dân của tỉnh. Với đặc thù là một tỉnh miền núi, ngân sách còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh vẫn cân đối ngân sách của địa phương cùng với nguồn quỹ KCB BHYT kết dư năm 2015 của cơ quan BHXH để hỗ trợ thêm 20% mệnh giá đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình năm 2017 (ngoài mức hỗ trợ 30% từ ngân sách Trung ương); hỗ trợ thêm 10% mệnh giá thẻ BHYT cho đối tượng người thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT, nâng tỷ lệ 100% đối tượng này được cấp thẻ BHYT.
Đặc biệt, trước thời điểm thực hiện điều chỉnh hơn 1.900 dịch vụ y tế theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, BHXH Bắc Giang đã kịp thời báo cáo, tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo người dân trước việc điều chỉnh các dịch vụ y tế nếu không tham gia BHYT sẽ dễ rơi vào “bẫy nghèo”; qua đó người dân thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia BHYT để tích cực tham gia.
Dưới sự chỉ đạo tích cực của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự chủ động phối hợp giữa BHXH tỉnh với các sở, ban, ngành liên quan trong triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT, cùng với làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT, 6 tháng đầu năm 2017, số người tham gia BHYT là 1.495.612 người, đạt 90,2% dân số, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2016, tăng 3,7% so với Kế hoạch UBND tỉnh giao, tăng 8,6% so với QĐ số 1167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh Bắc Giang.
Từ thành công trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn, BHXH tỉnh Bắc Giang rút ra một số bài học kinh nghiệm:
Thứ nhất, phát huy vai trò của cơ quan BHXH là chủ đạo, chịu trách nhiệm toàn diện trước cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác tham mưu mở rộng tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân; vì vậy, trong Chỉ thị của Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh được ban hành với quyết tâm chính trị của toàn Đảng bộ, với nhiều giải pháp quyết liệt mang tính đột phá, với mục tiêu, giải pháp cụ thể được quán triệt, phổ biến, triển khai đến từng Chi bộ, Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị- xã hội, đến từng cơ quan, đơn vị, thôn, tổ dân phố; giao trách nhiệm, kiểm điểm cá nhân người đứng đầu gắn với công tác cán bộ trong việc thực hiện BHYT toàn dân của đơn vị; chỉ đạo quyết liệt các trường học trên địa bàn tỉnh phải tham gia BHYT học sinh, sinh viên đạt 100% mới được triển khai các loại hình bảo hiểm khác...
Thứ hai, giao chỉ tiêu tới tận cấp xã theo từng nhóm đối tượng cụ thể để triển khai thực hiện; trong chỉ đạo phải quyết liệt, có mục tiêu, thời gian, tiến độ và đánh giá hiệu quả thực hiện. Qua thực tế cho thấy, ở nơi nào cấp ủy, chính quyền địa phương vào cuộc tích cực và được sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân thì nơi đó công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT đạt kết quả tốt.
Thứ ba, thường xuyên rà soát, nắm chắc tình hình tham gia BHXH, BHYT của từng nhóm đối tượng, từ đó xác định được đối tượng tiềm năng cần phải vận động khai thác để tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo; gắn công tác phát triển đối tượng với công tác thu hồi nợ đọng BHXH, BHYT.
Thứ tư, phát huy vai trò của Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT; cơ quan BHXH làm nòng cốt, tiên phong trong việc phát động phong trào mua thẻ BHYT tặng người thân và đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, tạo sức lan tỏa đến CCVC các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố...
Nhằm hoàn thành mục tiêu bao phủ trên 92% dân số của tỉnh có thẻ BHYT vào năm 2018, hướng tới mục tiêu năm 2020 tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh đạt trên 95%, Bắc Giang mong BHXH Việt Nam quan tâm, hỗ trợ thêm kinh phí từ nguồn kết dư quỹ KCB BHYT của BHXH Việt Nam cho công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT của tỉnh Bắc Giang (năm 2017, BHXH tỉnh đã trích từ nguồn quỹ KCB BHYT kết dư năm 2015 để cùng với ngân sách của tỉnh hỗ trợ thêm 20% mệnh giá thẻ cho HGĐ làm nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình, ngoài mức hỗ trợ 30% từ ngân sách TW).
Giang Bắc