5 tháng đầu năm 2023, ngành BHXH Việt Nam tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước và thế giới. Song với quyết tâm, nỗ lực cao nhất, toàn Ngành đã vượt qua khó khăn, thử thách hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại các địa phương ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Sự vào cuộc tích cực đó đã góp phần chăm lo, đảm bảo an sinh xã hội cho Nhân dân và người lao động (NLĐ), đồng thời tạo sự thống nhất, đồng thuận trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện BHXH, BHYT từ Trung ương tới địa phương.
Quá trình tham gia BHXH của người lao động (NLĐ) là khoản tích lũy quý giá khi còn trẻ để về già có lương hưu và thẻ BHYT miễn phí (được thanh toán 95% chi phí khám chữa bệnh (KCB). NLĐ sẽ được hưởng lương hưu cao hơn khi đóng BHXH với mức cao và tích lũy thời gian đóng dài. Chưa kể, lương hưu còn luôn được Nhà nước quan tâm, điều chỉnh phù hợp để đảm bảo cuộc sống cho người nghỉ hưu.
Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) là một trong 5 chế độ BHXH bắt buộc được quy định trong Luật BHXH, nhằm chia sẻ gánh nặng, bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động (NLĐ) khi NLĐ bị TNLĐ-BNN. Với ý nghĩa thiết thực đó, chính sách này đã tạo “điểm tựa” vững chắc, giúp rất nhiều NLĐ vượt qua khó khăn.
Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Để án 06) có ý nghĩa quan trọng, tạo đột phá trong thực hiện chuyển đổi số để mang lại nhiều tiện ích, dịch vụ thiết thực, phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN) ngày càng tốt hơn. Cùng với cả hệ thống chính trị, BHXH Việt Nam đã nỗ lực, tập trung nguồn lực, quyết liệt triển khai, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao cũng như các chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về Đề án 06.
Chính sách BHXH, BHYT là hai chính sách nhân văn, ưu việt của Đảng và Nhà nước ta, giữ vai trò trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội (ASXH) quốc gia. Chính sách BHXH, BHYT do Nhà nước tổ chức, thực hiện, hoạt động vì mục đích ASXH, không vì lợi nhuận nhằm ổn định lâu dài đời sống người dân, người lao động (NLĐ); bảo đảm mọi công dân đều được thụ hưởng các quyền lợi an sinh (các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí…) và được khám chữa bệnh (KCB), hưởng quyền lợi các dịch vụ kỹ thuật y tế, thuốc… do quỹ BHYT chi trả, góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Năm 2022 toàn quốc có 64 người bệnh được quỹ BHYT chi trả chi phí KCB trên 1 tỷ đồng. Quý 1-2023 có 99 người bệnh được quỹ BHYT chi trả chi phí KCB trên 500 triệu đồng (trong đó, có 8 người bệnh được quỹ BHYT chi trả chi phí KCB trên 1 tỷ đồng).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn thay đổi, cập nhật tài khoản trên ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số và cách lấy lại mật khẩu tài khoản ứng dụng VssID.
BHXH, BHYT là hai chính sách nhân văn, ưu việt của Đảng và Nhà nước ta, giữ vai trò trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội quốc gia.
Với giá trị nhân văn, ưu việt của chính sách BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nước ta, người dân, người lao động (NLĐ) ngày càng hiểu sâu sắc hơn sự cần thiết, ý nghĩa, lợi ích thiết thực của chính sách BHXH, BHYT và yên tâm, tin tưởng tham gia. Lợi dụng lòng tin này, một số đối tượng lừa đảo đã giả danh là người của cơ quan BHXH Việt Nam nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân khi làm các thủ tục liên quan đến BHXH, BHYT,...