Triển khai Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025
Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Hội nghị nhằm thảo luận về các giải pháp chính của Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) trong tình hình mới đến năm 2025. Các giải pháp bao gồm: Hoàn thiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình; Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và phối hợp liên ngành giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình; Xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình; Thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình các cấp, các ngành; Hợp tác quốc tế; Nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình...

Các đại biểu tại Hội nghị tập trung thảo luận các biện pháp cụ thể liên quan đến phòng, chống BLGĐ, về việc thực hiện các hoạt động tuyên truyền và giáo dục, nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, ngành, đồng thời tăng cường hợp tác và xây dựng/quản lý dữ liệu.

Tại Hội nghị, hai Quyết định của Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt là Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 cũng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai. Đây là những quyết định quan trọng về công tác gia đình từ nay đến năm 2030.

Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam, bà Naomi Kitahara cho biết, bà rất tự hào về mức cam kết mà Việt Nam đạt được trong nỗ lực xóa bỏ BLGĐ trên cả nước và trong 5 năm tới, UNFPA sẽ cam kết hỗ trợ Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện Chương trình nhằm đảm bảo tất cả phụ nữ và trẻ em Việt Nam, bao gồm cả nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất, được sống một cuộc sống không có bạo lực.

Mục tiêu chính của Chương trình phòng chống BLGĐ trong tình hình mới đến năm 2025

- Trên 70% người có nguy cơ bị BLGĐ được trang bị kiến thức và kỹ năng ứng phó với BLGĐ;

- 95% nạn nhân phát hiện bị BLGĐ được bảo vệ, trợ giúp pháp lý và chăm sóc y tế;

- 95% xã, phường, thị trấn triển khai và duy trì Mô hình Phòng chống BLGĐ;

- 90% người trực tiếp tham gia công tác phòng chống BLGĐ được đào tạo về kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ phòng chống BLGĐ cùng với những nội dung khác.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất