Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các tỉnh phía bắc CHDCND Lào
Đại diện lãnh đạo tỉnh Yên Bái tặng quà cho tỉnh Xay Nha Bu Ly nhân ngày giao lưu kết nghĩa.

Mặc dù còn nhiều khó khăn về ngân sách và cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập, nhưng với sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp, sự nỗ lực của cán bộ, đảng viên, các chương trình học tập đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần cao chất lượng chính trị của đội ngũ cán bộ các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác rà soát, quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ, đặc biệt là quy hoạch, lựa chọn nguồn cán bộ chủ chốt các cấp trong tầm nhìn dài hạn. Qua sơ kết giai đoạn 2 năm 2015-2017 về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các tỉnh phía bắc đã cho thấy những kết quả, bài học kinh nghiệm bước đầu và là cơ sở để xây dựng các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao trình độ nhận thức, lý luận chính chị của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt nói riêng trong thời gian tới.

Theo số liệu thống kê từ các ban tổ chức tỉnh ủy của 8 tỉnh phía bắc CHDCND Lào, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị được tiến hành đồng bộ ở cả 3 chương trình: đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị thời gian 45 ngày cho cán bộ cơ sở tuyến huyện, bản và cụm bản; học tập tại các trường chính trị và hành chính tỉnh và Học viện Chính trị quốc gia Lào theo chương trình trung cấp và cao cấp lý luận chính trị (đối với các tỉnh phía bắc được đào tạo ở Trường Chính trị và Hành chính tỉnh Luông Pha Băng và Trường Chính trị và Hành chính tỉnh U Đôm Xay). Trong các năm 2015-2017, đã có 27.730 cán bộ các cấp được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (trong đó có 2.630 cán bộ nữ); 2.847 cán bộ (457 cán bộ nữ) tham gia các khóa bồi dưỡng và học cao cấp lý luận chính trị; 3.160 cán bộ (621 cán bộ nữ) được bồi dưỡng và đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị; 2.772 cán bộ (619 cán bộ nữ) hoàn thành chương trình bồi dưỡng và đào tạo trình độ sơ cấp lý luận chính trị. Đây được coi là một kết quả quan trọng trong tổng thể công tác cán bộ của Đảng, đặc biệt là trong đào tạo cán bộ các cấp trong hệ thống chính trị của CHDCND Lào nói chung và với các tỉnh phía bắc Lào nói riêng.

Kết quả của các khóa, lớp đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho cán bộ các cấp, đặc biệt là với đội ngũ cán bộ chủ chốt trong 2 năm 2015-2017 trước hết là do làm tốt công tác chuẩn bị. Ở các trung tâm và các trường chính trị và hành chính tỉnh, việc chuẩn bị nội dung, giáo trình phục vụ cho giảng dạy được tiến hành chu đáo, có sự phân cấp theo đối tượng học tập. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng đan xen giữa lý luận với thực tiễn, giữa lên lớp chính khóa và hội thảo theo chuyên đề. Ngoài các chương trình học tập, các học viên còn được đi tham quan các mô hình tổ chức đảng tiêu biểu, các dự án phát triển kinh tế-xã hội và thực hành trong vai trò cán bộ chủ chốt xử lý và giải quyết các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng cũng như triển khai đồng bộ công tác giảng dạy đã góp phần nâng cao nhận thức chính trị, tư duy lý luận cho cán bộ các cấp, trực tiếp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác của cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó, cũng cần phải nhấn mạnh tới tinh thần học tập của cán bộ, đảng viên, nhiều đồng chí ở các cụm bản, xã bản xa trung tâm, đi lại hết sức khó khăn nhưng vẫn cố gắng theo học và bảo đảm kết quả học tập.

Tuy nhiên, bên cạnh đó những kết quả đạt cũng cho thấy còn nhiều hạn chế, bất cập. Ở một số tỉnh và huyện, việc tổ chức các khóa học, các lớp bồi dưỡng còn chưa chặt chẽ về kế hoạch, việc cử cán bộ đi học chưa gắn với quy hoạch cán bộ của cấp ủy; hệ thống quy chế, quy định về đào tạo bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ theo phân cấp có nơi còn chưa rõ rang, cụ thể. Trong công tác giảng dạy và học tập, chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên còn chưa đồng đều, nhiều đồng chí còn hạn chế về trình độ lý luận và kinh nghiệm, chưa đủ năng lực để giải đáp các vấn đề mới về lý luận và thực tiễn cho học viên. Ở một số lớp học, tinh thần phấn đấu tự rèn luyện, tự học tập của cán bộ còn thấp, chưa thực sự cầu thị. Việc bảo đảm ngân sách cho các chương trình đào tạo cũng như chính sách cho cán bộ đi học còn thấp, chưa đáp ứng đúng, đủ theo nhu cầu thực tế đặt ra

Từ những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, bất cập trong công tác đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị cho độingũ cán bộ chủchốt ởcáctỉnh phíabắc CHDCND Lào  giai đoạn 2015-2017 có thể rút ra những bài học, đó là:

Phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của cấp ủy các cấp trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đối với các tỉnh phía bắc, do địa bàn rộng, dân cư thưa và hệ thống giao thông chưa phát triển, việc phân công, cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng chính trị cần phải làm sớm, chủ động về kế hoạch. Bảo đảm thời gian đủ để cán bộ bàn giao công việc địa bàn và cơ quan, tham gia đầy đủ các nội dung của chương trình, khóa học. Trong phân công cán bộ đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, phải thực hiện đúng quan điểm của Đảng về công tác cán bộ đó là: gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo mục tiêu và vị trí cụ thể nhằm phát huy năng lực, tính sang tạo, chủ động của cán bộ trong công tác.  Duy trì nghiêm các chế độ học tập, lấy kết quả học tập để đánh giá chất lượng cán bộ.

Quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về công tác cán bộ, đặc biệt là trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2025, để có được đội ngũ cán bộ vững mạnh, toàn diện, đủ sức vận hành hệ thống chính trị thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, cần phải có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị.

Từ những kết quả và bài học kinh nghiệm rút ra trong giai đoạn 2015-2017, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt các cấp ở các tỉnh phía bắc cần tập trung vào các giải pháp sau: 

Một là,
giữ vững quan điểm của Đảng về mục tiêu, phương châm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy tổ chức đảng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Theo đó, các cấp ủy cơ sở phải quán triệt nghiêm túc các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác cán bộ; tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp về nhiệm vụ học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải bảo đảm chất lượng toàn diện, cán bộ sau đào tạo phải nắm vững lý luận chính trị, hiểu và vận dụng đúng các nguyên tắc lãnh đạo của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ. Bản thân mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ chủ chốt cần nhận thức sâu sắc và có trách nhiệm trong học tập, nâng cao trình độ nhận thức chính trị, tự học, tự rèn luyện, coi đào tạo, bồi dưỡng lý luận là cơ hội, điều kiện tốt để nâng cao trình độ, năng lực công tác.

Hai là,
đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Hệ thống giáo án, giáo trình phải được xây dựng khoa học, thường xuyên cập nhật các vấn đề mới trong lý luận và thực tiễn. Đội ngũ giảng viên, giáo viên phải thường xuyên được tập huấn về phương pháp và tư duy lý luận. Trong giảng dạy phải kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, tăng cường các loại hình thảo luận nhóm, tổ, viết chuyên đề  để học viên nắm vững, hiểu sâu các nội dung lý luận, biết cách vận dụng vào thực tiễn. Tăng thời gian cho chương trình tham quan thực tiễn tổ chức đảng tiêu biểu, các mô hình kinh tế-xã hội hiệu quả, tạo điều kiện để người học liên kết giữa lý luận và thực tiễn, tự rút kinh nghiệm cho bản thân trong vị trí công tác được giao.


Ba là,
các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị phải được thực hiện theo phân cấp, ưu tiên phát triển năng lực tư duy, trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt và đội ngũ cán bộ trong nguồn quy hoạch. Đội ngũ cán bộ ở các tỉnh phía bắc hiện rất mỏng và chất lượng không đồng đều. Do đó, cùng với việc thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, các tỉnh cần phải đặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đặc biệt là đối với đội ngũ xã bản và cụm bản. Việc đào tạo có hệ thống từ thấp lên cao phải luôn gắn kết với công tác quy hoạch và phát triển nguồn cán bộ, xây dựng nguồn cán bộ chủ chốt bền vững ở tất cả các cấp.


Bốn là, phải có những đổi mới chế độ chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Do địa bàn rộng, giao thông chưa phát triển, việc cử cán bộ đi học tập, bồi dưỡng gặp nhiều khó khăn. Trong khi ngân sách của Trung ương còn hạn hẹp, để động viên cán bộ đi học, các tỉnh phải trích lập từ nguồn ngân sách địa phương bổ sung phụ cấp cho cán bộ đi học, bảo đảm đội ngũ cán bộ tuyến bản, cụm bản được theo học đầy đủ các chương trình bồi dưỡng lý luận theo phân cấp như trong quy định của Đảng.

Thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ở các tỉnh phía bắc CHDCND Lào cho đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt giai đoạn 2015-2017 đã mang lại nhiều bài học kinh nghiệm. Trước những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng thế trận quốc phòng an ninh vững chắc trên các địa bàn trọng yếu phía bắc, hơn lúc nào hết vấn đề then chốt quyết định là công tác cán bộ. Đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp phải được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ lý luận chính trị vững chắc là cơ sở để lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Khăm - Phủi Chăn Thavadi

Trường Chính trị và Hành chính tỉnh Luông-Pha-Băng

---------------------

Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo Hội nghị tổng kết 5 năm (2011-2015) và phương hướng giai đoạn (2016- 2020) về công tác cán bộ các tỉnh phía bắc CHDCND Lào.

2. Báo cáo
Đại hội đại biểu Đảng ủy các tỉnh phía bắc CHDCND Lào  tổng kết 5 năm (2011-2015) và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn (2016-2020) về việc cùng cố đội ngũ cán bộ đảng viên các cấp về chính trị tư tưởng và tổ chức.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất