Năm APEC Việt Nam 2017: Thắng lợi của ý Đảng, lòng dân

Thành công vang dội của Tuần lễ cấp cao APEC 2017 vừa qua đã khép lại một Năm APEC Việt Nam đầy sôi động. Là sự kiện đối ngoại quan trọng quy tụ toàn bộ các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, các kết quả của Năm APEC 2017 vừa khơi dậy niềm tự hào dân tộc khi nước ta có cơ hội lớn để đóng góp thiết thực cho tiến trình phát triển của APEC, vừa thể hiện sinh động vai trò, vị thế quốc tế mới của Việt Nam.

Cách mạng Tháng mười Nga – Mặt trời chiếu sáng đường chân lý

“Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế"- Hồ Chí Minh.

Phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào theo phương châm chất lượng, hiệu quả, thiết thực

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (05-9-1962 - 05-9-2017), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trả lời phỏng vấn báo chí về quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, triển vọng hợp tác trong thời gian tới. Tạp chí Xây dựng Đảng trân trọng giới thiệu bài phỏng vấn.

50 năm ASEAN: Tiến bước vững vàng vì “Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng đùm bọc và sẻ chia”

Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN (1967 - 2017), đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao có bài viết: 50 năm ASEAN: Tiến bước vững vàng vì “Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng đùm bọc và sẻ chia”.  Tạp chí Xây dựng Đảng trân trọng giới thiệu bài viết đồng chí Phạm Bình Minh (ảnh bên):

Truyền thống hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào

Năm 2017 đánh dấu hai sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Lào: 40 năm hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (18-7-1977 – 18-7-2017) và 55 năm Việt Nam và Lào thiết lập quan hệ ngoại giao (5-9-1962 – 5-9-2017). Đây là những dấu mốc trọng đại trong quan hệ truyền thống, hữu nghị, láng giềng giữa hai quốc gia cùng chung dải Trường Sơn và dòng sông Mê Kông, có đường biên giới đất liền dài hơn 2.337 km. Nhìn lại chặng đường lịch sử hào hùng, chúng ta có thể tự hào về quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ đặc biệt, hiếm có giữa hai dân tộc.

Tự quản địa phương ở Liên bang Nga và gợi mở cho Việt Nam

Trao quyền tự quản, tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho địa phương là xu thế phổ biến của thế giới hiện đại. Sự phát triển của xu thế này được thúc đẩy bởi nhu cầu quản trị hiện đại, khoa học, hiệu quả, mở rộng dân chủ và bảo vệ, bảo đảm các quyền cơ bản của con người, quyền công dân. Ở Liên bang Nga, tự quản địa phương không phải là một cấp chính quyền trong sơ đồ tổ chức quyền lực nhà nước nhưng hoạt động tự quản địa phương đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nước Nga hiện đại, dần lấy được lòng tin của người dân vào một xã hội dân chủ, pháp quyền.

Một số kinh nghiệm về giám sát quá trình lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ ở Trung Quốc

Giám sát vừa là một mắt khâu quan trọng của công tác lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ, vừa là một bảo đảm quan trọng để ngăn ngừa các tiêu cực có thể xảy ra trong lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ. Đây cũng là yếu tố quan trọng góp phần lựa chọn được cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực. Trong công cuộc cải cách, mở cửa, trước những hạn chế, yếu kém trong công tác lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ, Trung Quốc đã tiến hành nhiều đổi mới quan trọng trong cơ chế giám sát việc lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ. Những kinh nghiệm của Trung Quốc về phương diện này có giá trị tham khảo nhất định đối với nước ta hiện nay.

Mới nhất

Xem nhiều nhất