Đồng chí Phạm Minh Chính và Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống, tham nhũng làm việc tại tỉnh Hà Nam
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương phát biểu chỉ đạo.

Tham gia Đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương; đồng chí Võ Văn Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương; lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Nội chính Trung ương. 

Làm việc với đoàn công tác về phía tỉnh Hà Nam có các đồng chí: Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Sỹ Lợi, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Xuân Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; bí thư các huyện, thành ủy; đại diện một số cơ quan khối nội chính...


Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Nguyễn Đình Khang (ảnh trên) đã báo cáo với Đoàn công tác về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng 9 tháng năm 2018 của tỉnh. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng. Cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong tỉnh tích cực xây dựng chương trình, kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, trong đó đặc biệt chú trọng các giải pháp phòng ngừa. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được tăng cường, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp giữa các đơn vị thanh tra. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã tập trung phát hiện, xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng, kinh tế, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. 9 tháng 2018, đã khởi tố, điều tra 5 vụ án 11 bị can về tham nhũng, kinh tế.

Từ thực tế công tác phòng, chống tham nhũng của địa phương, Tỉnh ủy Hà Nam đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục quan tâm chỉ đạo nghiên cứu, ban hành đồng bộ các quy định trong công tác phòng, chống tham nhũng; rà soát tổng thể hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Các cơ quan tư pháp Trung ương kịp thời sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản hướng dẫn phù hợp với các quy định mới trong việc xử lý các loại tội phạm về tham nhũng; chỉ đạo ban hành quy định, cơ chế hữu hiệu để bảo vệ người tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng.


Đồng chí Võ Văn Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương phát biểu tại buổi làm việc.

Về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, 6, 7 (khóa XII) và các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch của Trung ương, Tỉnh ủy Hà Nam đã nghiêm túc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, 6, 7(khóa XII) coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, các cấp ủy chú trọng xây dựng chương trình hành động để cụ thể hóa các nghị quyết, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, ban, ngành thực hiện, phù hợp với tình hình địa phương, chú trọng những vấn đề bức xúc, vướng mắc để tập trung giải quyết có hiệu quả. Những kết quả bước đầu trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, 6, 7 (khóa XII) đã củng cố niềm tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, góp phần hoàn thành tốt công tác xây dựng Đảng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương phát biểu tại buổi làm việc.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả các nghị quyết trong thời gian tới, Tỉnh ủy Hà Nam đề xuất, kiến nghị Ban Bí thư sớm ban hành Quy định sửa đổi Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan chuyên trách, tham mưu giúp việc huyện ủy, quận ủy trực thuộc Tỉnh ủy; Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế của cơ quan Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, huyện; quy định chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường Chính trị tỉnh, Báo tỉnh. Quốc hội khi ban hành Nghị quyết về thí điểm sáp nhập các Văn phòng UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh cần quan tâm việc đánh giá tính đặc thù công việc giữa cơ quan tham mưu lập pháp và cơ quan tham mưu hành pháp, chế độ chi đặc thù hoạt động của các cơ quan, chính sách đối với cán bộ công chức, đặc biệt việc bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết nhiệm kỳ bổ nhiệm lại 5 năm theo quy định...

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Ủy viên Ban Chỉ đạo, Trưởng đoàn Công đã tác ghi nhận và đánh giá cao kết quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nghị quyết Trung ương 4, 6, 7 (khóa XII) của tỉnh Hà Nam, kết quả của công tác phòng chống tham nhũng góp phân quan trọng xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam, củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng.

Đồng chí đề nghị tỉnh Hà Nam trong thời gian tới cần đặt công tác phòng, chống tham nhũng trong tổng thể công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng Đảng; Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII về xây dựng bộ máy tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ, phẩm chất chính trị và Quy định nêu gương. Các cấp ủy, chính quyền tiếp tục cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng vào thực tiễn địa phương; tăng cường công tác quản lý nhà nước, cải cách hành chính, phân cấp phân quyền, ứng dụng công nghệ thông tin; tiếp tục kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý vụ việc tham nhũng; đẩy mạnh công khai, minh bạch, dân chủ trong công tác cán bộ.


Đồng chí Phạm Minh Chính và Đoàn công tác làm việc với Đảng ủy xã Nhân Khang (huyện Lý Nhân) và các bí thư chi bộ trực thuộc Đảng ủy xã.

Đối với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4,6,7 (khóa XII) và các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch của Trung ương, đồng chí Phạm Minh Chính đề nghị, tỉnh Hà Nam tiếp tục tăng cường, đoàn kết thống nhất trong Đảng, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ tỉnh đến cơ sở; nhận diện rõ 27 biểu hiện trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) để có biện pháp khắc phục kịp thời; coi trọng hơn công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng; thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 6, 7 (khóa XII), xây dựng đoàn kết thống nhất cao trong nội bộ; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ theo vị trí việc làm, giải quyết tốt chính sách đối với cán bộ trong diện tinh giản biên chế. Chú trọng công tác đánh giá cán bộ gắn với bố trí sử dụng. Đẩy mạnh công khai, minh bạch, dân chủ trong công tác cán bộ, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền.


Đồng chí Phạm Minh Chính và Đoàn công tác làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Lý Nhân và các bí thư Đảng ủy xã, thị trấn.

Buổi sáng cùng ngày, đồng chí Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã làm việc với Đảng ủy xã Nhân Khang (huyện Lý Nhân) và Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Lý Nhân và về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và các Nghị quyết Trung ương 4,6,7 (khóa XII) về công tác xây dựng Đảng và thực hiên quy định nêu gương.

Đồng chí Phạm Minh Chính và Đoàn công tác làm việc Đảng ủy xã Nhân Khang (huyện Lý Nhân).
Đồng chí Phạm Minh Chính và Đoàn công tác làm việc Đảng ủy xã Nhân Khang (huyện Lý Nhân).

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất