Đã
từ lâu, mỗi dịp xuân về, nhân dân ta trên khắp mọi miền cả nước không chỉ náo
nức đón Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc mà còn hưởng ứng Tết trồng cây.
Tết trồng cây được Bác Hồ khởi xướng từ đầu năm 1960, đến nay đã qua nửa thế kỷ
vẫn được nhân dân ta gìn giữ, phát huy và trở thành một nếp phong tục rất đẹp,
rất riêng.
Ý
nghĩa sâu xa, lòng thiết tha của Bác khi khởi xướng Tết trồng cây hằng năm đã
trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho nhiều nhà thơ:
Vượt
trùng dương chát mặn bốn phương trời,
Bác
thương nhớ từng bụi sim cằn cỗi
Mỗi
nhành là quê mình xanh tiếng gọi
Lúc
trở về đất mẹ Bác trồng cây.
(Trúc
Cương)
Hình ảnh Bác Hồ - người trồng cây vĩ đại là một hình tượng đẹp,
gần gũi và sống động trong mỗi người dân Việt Nam. Từ hình ảnh ấy, nhiều nhà thơ
đã viết nên những dòng chữ mộc mạc, thành kính và chan chứa yêu
thương:
...Bác để lại đây Di chúc màu xanh,
Mà rễ đã ăn sâu vào lòng đất.
Bao thế hệ sẽ đi trong bóng mát,
Cho lẽ sống của Người thấm mãi hồn ta...
(Ngô
Quân Miện - Di chúc màu xanh)
Trong công cuộc gieo trồng vĩ đại
Bác để lại cho chúng ta
Bao thế hệ người, bao thế hệ cây
Thịnh ngàn xuân tô điểm nước non này.
(Trinh Đường - Về Đào Xá)
Trồng cây nhớ Bác quá chừng,
Ngẩn ngơ sắc biếc chín tầng mây xanh...
...Bác ươm thế hệ con người
Cây xuân thắng giặc, cây đời dựng xây
(Phạm Đình
Ân - Khúc hát trồng cây)
Côn Sơn từ sau lần đón Bác
Yêu kính Người đất dệt áo xanh
Màu xanh Côn Sơn - màu của Ức Trai xưa
Màu xanh Côn Sơn - thương nhớ Bác Hồ...
(Khúc Hà Linh - Màu xanh Côn Sơn)
Từ tầm nhìn kết đọng của nhân dân
Trên đỉnh cao hàng ngàn năm lịch sử
Bác trồng ở Niu-đê-li Ấn Độ
Cây đại của tình thương
Trồng ở Liên Xô, Xê-vat Xtôpôn
Vượt bão tuyết, cây sồi cao khỏe mãi...
(Phạm Xuân Hạt - Màu xanh của một Di
chúc)
Bác trồng một nhánh đa con
Nay trăm cành lớn tán tròn xum xuê
Trưa hè bóng mát chùm che
Chăm con người giữa bốn bề tươi xanh...
(Hồng Nguyệt Cầm - Cây đa Bác Hồ)
Bác chẳng làm bóng cả trên cao
Đi dưới cây vẫn thắm lòng ơn Bác
Người dạy chúng con biết tự làm bóng mát
Để chở che cho trưa nắng đời mình...
(Vũ
Đình Minh - Đi trong bóng mát của Người)
Những đoạn thơ
trích dẫn trên không chỉ là cảm xúc riêng của các nhà thơ mà còn là sự đồng cảm
của các thi sĩ với tấm lòng của nhân dân ta đối với sự nghiệp “trồng cây, trồng
người” do Bác Hồ khởi xướng. Lời dạy
của Bác về lợi ích trồng cây và ý nghĩa của Tết trồng cây đến nay vẫn vẹn
nguyên ý nghĩa, đã có hàng ngàn những cây đa
xanh và nhiều loài cây khác toả bóng theo lời kêu gọi trồng cây của Người.
Càng thấm thía lời dạy của Bác, chúng ta càng ý thức việc trồng cây, gây
rừng phải trở thành một chiến lược của đất nước. Thiên nhiên là người mẹ, là cái nôi xanh của sự sống, con
người cần giữ gìn và sống hoà hợp cùng thiên nhiên, yêu nước cũng chính là yêu những
hàng cây, những cánh rừng xanh của Tổ quốc chúng ta.
Nếu ai đã từng đi
qua vùng đất xám bạc màu ở miền Đông Nam bộ, đi dọc bãi cát duyên hải miền
Trung, rồi lên vùng cao nguyên đất đỏ ba dan của Tây Nguyên hùng vĩ, lại trở ra
vùng mỏ Đông Bắc, ngược lên vùng giấy, sợi Hàm Yên... chúng ta đều có chung cảm
tưởng:
Nhà lá Bác đến muôn nơi,
Ở đâu cũng để cho đời màu xanh...
Mai Trang