An Giang chung sức xây dựng nông thôn mới
Những cánh đồng lúa không sử dụng thuốc trừ sâu hơn 20 năm qua ở Châu Phú (An Giang) vẫn tươi tốt, năng suất cao

An Giang là một tỉnh thuần nông, xuất phát điểm thấp, kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng với những chính sách phù hợp và cách làm sáng tạo, nhất là việc triển khai có hiệu quả Quyết định số 1600/QĐ-TTg và Quyết định số 1980/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang đã cụ thể bằng Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 18-7-2016 thực hiện chương trình mục tiêu quôc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 - 2020, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành nắm bắt kịp thời tình hình và giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Với chương trình, kế hoạch đề ra cụ thể, triển khai thực hiện đồng bộ, đến nay An Giang đã thu được những kết quả hết sức khả quan.

Về kinh tế: thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2017 đạt 36,37 triệu đồng/người/năm; Với tiêu chí là 37 triệu đồng/người/năm, năm 2017 toàn tỉnh có 74/119 xã đạt tiêu chí về thu nhập, chiếm tỉ lệ 62,18 %. tăng 4,44 triệu đồng so năm 2016. Tỉ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn của 119 xã đạt 7,77%, có 44/119 xã đạt tiêu chí số 11 về tỉ lệ hộ nghèo dưới 4%(36,97%), tỉ lệ người lao động có việc làm thường xuyên toàn tỉnh có 98 xã đạt tiêu chí 12 về tỉ lệ người lao động có việc làm, đạt 82,35%.

Thời gian qua, Trung ương cũng ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là sự hưởng ứng của người dân trong các chương trình thực hiện, các chủ trương đẩy mạnh ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp từ Trung ương tới địa phương tạo tiền đề để tỉnh đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiệt đời sống vật chất tin thần của người dân nông thôn.

Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới và nhiều chương trình khác ngày càng đi vào chiều sâu, các chính sách an sinh xã hội được triển khai đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. Tình hình văn hóa - xã hội - môi trường nhìn chung đã có sự thay đổi rõ rệt về chất lượng giáo dục, y tế làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, từng bước đi vào ổn định và nề nếp. Kết quả đạt được có 117 xã đạt tiêu chí số 16 về văn hóa, đạt tỷ lệ 32%, tình hình vệ sinh môi trường nông thôn được khắc phục xử lý tốt các khu ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề cũng được các cấp, các ngành của tỉnh An Giang rất quan tâm. Tính đến tháng 9/2017 số xã đạt chuẩn NTM có 21/119 xã (17,65%); số xã đạt 15 - 18 tiêu chí: 15 xã; số xã đạt 10 - 14 tiêu chí: 49 xã; số xã đạt 6 - 9 tiêu chí: 34 xã; Bình quân đạt 12,39 tiêu chí, không còn xã đạt dưới 6 tiêu chí. Phấn đấu cuối năm 2017 tỉnh phấn đấu có thêm 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh lên 33/119 xã (chiếm 27,73%).

Một trong những nhiệm trọng tâm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 là tăng cường công tác tuyên truyền vận động sâu rộng đến  các tầng lớp nhân dâ được các cấp, các ngành triển khai thường xuyên, liên tục đến từng địa bàn dân cư. Tỉnh An Giang cũng đã ban hành Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 19-01-2017 về việc phát động phong trào thi đua “An Giang chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020” nhằm phát động rộng rãi các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới mang tính thực chất, đi vào chiều sâu, nội dung đa dạng, hình thức phong phú, có tác dụng tạo sự đồng thuận cao và sức lan tỏa, làm thay đổi nhận thức cả hệ thông chính trị và đặc biệt là của người dân cùng chung sức xây dựng nông thôn mới. Vận động xã hội hóa thực hiện Chương trình trên cơ sở hài hòa lợi ích, huy động phù hợp với sức dân; khơi dậy, phát huy tính tự giác, tự nguyện của người dân. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cộng đồng dân cư tham gia giám sát trong quá trình xây dựng nông thôn mới; tham gia bảo quản tốt các công trình, dự án hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn. Nhờ đó đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và đặc biệt là tạo sự đồng thuận trong nhân dân cùng tham gia là yếu tố quyết định sự thành công trong xây dựng nông thôn mới.

Để duy trì, nâng chất kết quả đạt được cung như đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới, Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM An Giang đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phát động nhiều phong trào thi đua tăng cường công tác kêu gọi đầu tư các doanh nghiệp vào nông thôn, tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp nhằm thúc đẩy tiến độ xây dựng NTM và tăng thu nhập bền vững cho người dân nông thôn; tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác xây dựng NTM cho cán bộ các cấp, thường xuyên rà soát, tổng kết các mô hình sản xuất gắn với tái cơ cấu lại nông nghiệp và nhân rộng các mô hình có hiệu quả tại các địa phương khác; thực hiện nghiêm nguyên tắc dân chủ, công khai minh bạch, phát huy chủ thể của người dân và nâng cao vai trò trách nhiệm trong quá trình xây dựng NTM. Ngoài ra, ngoài nguồn vốn từ trung ương hỗ trợ, tỉnh cũng sẽ xem xét phân bổ một phần nguồn vốn của tỉnh cho các xã đã đạt chuẩn để tăng cường công tác tuyên truyền vận động, duy tu, bảo dưỡng các công trình; đặc biệt là phân bổ kinh phi cho các xã thực hiện PTSX gắn với mô hình công nghệ cao, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền cấp huyện, xã tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường công tác, kiểm tra, rà soát lại thực chất, củng cố, bổ sung xây dựng kế hoạch cụ thể công tác duy trì, nâng chất theo bộ tiêu chí mới; tổ chức phát động phong trào xây dựng NTM đi vào chiều sâu, thực chất; tập trung cao cho phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; quan tâm hàng đầu tiêu chí tổ chức sản xuất, môi trường, văn hóa…

Những dấu ấn đậm nét về xây dựng NTM ở An Giang là thành quả lớn, là bước chuyển mình của một tỉnh còn nhiều khó khăn vươn lên trở thành một trong những địa phương phát triển của cả nước về tiềm năng kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng NTM.

VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH AN GIANG

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất