Áp dụng biện pháp phòng, chống dịch ở “mức cao hơn”, “sớm hơn” Thực hiện bao vây thu hẹp, kiểm soát chặt “vùng đỏ”, mở rộng, bảo vệ “vùng xanh”, kiểm soát và ngăn chặn nguồn lây, chuỗi lây nhiễm mới để đưa Bình Dương trở về trạng thái “bình thường mới”; nối lại các chuỗi cung ứng sản xuất, chuỗi cung ứng lao động; triển khai từng bước thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn theo phương châm “An toàn tới đâu mở cửa tới đó, mở cửa thì phải an toàn”, “An toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Áp dụng biện pháp phòng, chống dịch ở “mức cao hơn”, “sớm hơn” và không được “chậm hơn” khi xử lý tình huống hoặc nới lỏng giãn cách xã hội phù hợp. Tiếp tục thực hiện công tác tiêm vắc-xin cho toàn dân để đạt bao phủ vắc-xin toàn dân sớm nhất; thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của ngành Y tế để chủ động phát hiện và bóc tách F0 tại các khu vực nguy cơ cao (cấp 3 - vùng cam), rất cao (cấp 4 - vùng đỏ) và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp đăng ký thực hiện Mô hình “3 xanh” trong và ngoài các khu, cụm công nghiệp: Doanh nghiệp phải cam kết thực hiện đúng, đủ, chủ động trong việc tự mua kit test, tự tổ chức xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên, tự cấp giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm để làm căn cứ cho người lao động tham gia lưu thông, trước khi cho vào nhà máy sản xuất và trong quá trình hoạt động, sản xuất phải tổ chức xét nghiệm sàng lọc với tần suất, đối tượng thực hiện theo tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và hướng dẫn của ngành Y tế; ưu tiên tiêm vắc-xin mũi 2 cho người lao động. Đối với các doanh nghiệp đăng ký thực hiện Phương án sản xuất “3 tại chỗ”: trước khi cho công nhân, người lao động ngừng thực hiện phương án sản xuất này để trở về nơi cư trú thì phải tổ chức xét nghiệm sàng lọc, với tần suất, đối tượng thực hiện theo hướng dẫn của ngành Y tế. Đối với cơ sở kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể: phải cam kết thực hiện đúng, đủ các yêu cầu, điều kiện, biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch và trong việc tự thực hiện (hoặc thuê dịch vụ) xét nghiệm sàng lọc bằng test nhanh kháng nguyên theo hướng dẫn của ngành Y tế; ưu tiên tiêm vắc-xin mũi 2 cho người lao động. Đối với nơi cư trú, chỗ trọ của người lao động: tùy theo mức độ nguy cơ, tình hình diễn biến dịch, chính quyền địa phương có trách nhiệm thực hiện xét nghiệm sàng lọc hàng tuần, với tần suất, đối tượng theo quy định của ngành Y tế cho người lao động. Về xác định cấp độ dịch Tiến hành đánh giá cấp độ dịch thường xuyên theo khu phố/ấp, xã/phường/thị trấn với quy mô phù hợp và quyết định những biện pháp theo Hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với dịch COVID-19” của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19. Thực hiện chăm sóc và quản lý F0 dựa vào cộng đồng Khi có F0 trong cộng đồng, ưu tiên điều trị F0 tại nhà (kể cả nhà trọ) và trong khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới, vừa đảm bảo an toàn, vừa không làm gián đoạn các hoạt động. Mở rộng mạng lưới trạm y tế lưu động kết hợp trạm y tế truyền thống Trạm y tế lưu động kết hợp trạm y tế truyền thống để phối hợp thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh thông thường và hỗ trợ điều trị, chăm sóc người bệnh COVID-19 tại nhà; tại các khu, cụm công nghiệp phải bố trí các trạm y tế lưu động, tùy theo số lượng công nhân và số lượng doanh nghiệp để bố trí các trạm y tế phù hợp, tối thiểu mỗi khu, cụm công nghiệp có 1 trạm y tế lưu động; trang bị đầy đủ phương tiện, vật tư, thuốc, đặc biệt là bình ô-xy y tế để trạm Y tế lưu động triển khai thực hiện nhiệm vụ hiệu quả và kịp thời cấp cứu cho người mắc COVID-19 đang điều trị tại nhà. Công tác điều trị Tiếp tục phát huy hiệu quả của mô hình điều trị 3 tầng; nâng cao năng lực điều trị của hệ thống các bệnh viện, bao gồm cả các bệnh viện tư nhân, chủ động ứng phó với các tình huống diễn biến của dịch bệnh. Nghiên cứu thành lập “Khoa COVID” tại các cơ sở y tế (công lập và ngoài công lập); phục hồi công năng của các bệnh viện đảm bảo thực hiện 2 chức năng trong tình hình mới; tổ chức thực hiện hiệu quả việc điều trị F0 tại nhà, nhất là tại các khu nhà trọ. Sử dụng ứng dụng PC-COVID Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, địa điểm công cộng, nơi tập trung đông người… thực hiện đăng ký, dán mã QR địa điểm và nhắc nhở; yêu cầu tất cả mọi người quét mã QR khi ra vào, khi đến giao dịch, làm việc; nâng cấp, mở rộng Cổng thông tin COVID-19 thành cổng cung cấp thông tin chính thống; phát triển hệ thống bản đồ số chi tiết đến từng hộ gia đình, hệ thống thông tin báo cáo để phục vụ hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch trong điều kiện bình thường mới; ứng dụng công nghệ trong các hoạt động an sinh xã hội; nâng cấp Tổng đài 1022 thành Cổng thông tin hợp nhất, đa ngành, đa lĩnh vực, là kênh giao tiếp đa phương tiện giữa người dân và chính quyền các cấp của tỉnh. Đảm bảo an sinh xã hội Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động chịu ảnh hưởng dịch COVID-19 của Chính phủ (Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021, Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24-9-2021) và của tỉnh; kịp thời, đúng và không bỏ sót đối tượng, không để trục lợi chính sách. Đón người lao động trở lại Bình Dương để tham gia hoạt sản xuất - kinh doanh. Đối với người dân: thực hiện nghiêm 5K; quét mã QR tại các địa điểm đến; xuất trình giấy chứng nhận đủ điều kiện lưu thông (hoặc chứng nhận điện tử) khi được cơ quan chức năng yêu cầu kiểm soát hoặc tại các địa điểm đến nêu trên. Đối với người lao động khi đáp ứng đủ điều kiện lưu thông và có xác nhận xét nghiệm thì được phép lưu thông đến làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động theo mô hình 3 xanh (gọi tắt là doanh nghiệp xanh) trên phạm vi toàn tỉnh. Riêng người lao động ở 3/9 địa phương (Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên): khi được tiêm 1 mũi sau thời gian 14 ngày thì được đến làm việc tại doanh nghiệp xanh trong 3 địa phương này; khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin hoặc F0 đã khỏi bệnh thì được lưu thông đến làm việc tại các doanh nghiệp xanh ở 6/9 địa phương còn lại; người lao động ở 6 địa phương còn lại được đến làm việc tại doanh nghiệp xanh thuộc 3 địa phương (Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên) phải được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin hoặc F0 đã khỏi bệnh theo quy định. Hoạt động giao thông vận tải chung giữa Bình Dương với các địa phương Đảm bảo hoạt động lưu thông hàng hoá giữa Bình Dương với các tỉnh, thành phố được thuận lợi, đáp ứng phục vụ đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu; hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, phù hợp với cấp độ dịch bệnh của từng khu vực, địa phương, theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải; việc lưu thông liên tỉnh của các đối tượng ưu tiên (công vụ, công nhân, chuyên gia, người đi khám, chữa bệnh); tổ chức vận chuyển, đưa đón người lao động và các trường hợp cấp thiết theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải; hoạt động vận chuyển hàng hóa của shipper thực hiện theo hướng dẫn của Sở Công thương; hoạt động của người vận chuyển hàng hóa bằng xe máy của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể thực hiện theo hướng dẫn của UBND cấp huyện; tại các chốt kiểm soát cửa ngõ giáp ranh với các tỉnh, thành phố tiếp tục kiểm tra phương tiện, người tham gia lưu thông bằng mã QR và các công cụ nhận diện của từng ngành, lĩnh vực. Tổ chức các chốt kiểm soát liên huyện (hoặc liên phường nếu có), chốt kiểm soát lưu động trên địa bàn tỉnh theo tình hình thực tế, không để xảy ra tình trạng tập trung đông người và tránh ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm soát. Về lưu thông nội tỉnh Giữa các huyện thuộc vùng xanh (Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên): Người và các phương tiện giao thông lưu thông bình thường, tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh khi qua các chốt kiểm soát dịch bệnh COVID -19 giữa 2 địa phương; TP. Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát: tổ chức lưu thông liên phường trong nội bộ của từng địa phương; 3 địa phương (TP. Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên): Tổ chức giao thông theo tinh thần “an toàn đến đâu, mở rộng lưu thông đến đó”, từ phạm vi nội bộ khu phố, đến liên khu phố, đến phường, đến liên phường. Căn cứ tình hình diễn biến dịch, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của 03 địa phương này quyết định phương án lưu thông trong nội bộ từng địa phương; giao thông liên huyện giữa các địa phương: căn cứ tình hình, diễn biến dịch thực tế tại các địa phương; Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh sẽ cho ý kiến trước khi tổ chức thực hiện. Hoạt động sản xuất, kinh doanh được phép thực hiện Các hoạt động cho phép (phụ lục 1): Các cơ quan, đơn vị nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan, đơn vị Nhà nước của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; các cơ quan, tổ chức, văn phòng hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở trú đóng trên địa bàn tỉnh; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị y tế công lập, ngoài công lập được hoạt động (theo Phụ lục 2); các hoạt động sản xuất, thương mại, kinh doanh, dịch vụ được hoạt động (theo Phụ lục 3); các hoạt động cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, đám tang, đám cưới (hoạt động của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự tập trung tối đa 10 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung tối đa 60 người; cơ sở, địa điểm nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ được hoạt động tối đa 80% công suất với điều kiện khách đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong 72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm); các sự kiện biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, thi đấu được tổ chức với quy mô tối đa 60 người với điều kiện có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19; tổ chức đám cưới, đám tang (trong nhà: tập trung tối đa 10 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung tối đa 60 người; ngoài trời: tập trung tối đa 15 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung tối đa 90 người); hoạt động giáo dục, đào tạo: tiếp tục tổ chức dạy học gián tiếp, trên môi trường internet, qua truyền hình; các loại hình đào tạo cho người đã được tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19, có thể dạy học trực tiếp nếu đảm bảo các tiêu chí an toàn theo quy định; hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời (trong nhà (hội họp, tập huấn, hội thảo,...): tập trung tối đa 10 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung tối đa 60 người; ngoài trời: tập trung tối đa 15 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung tối đa 90 người).
Các hoạt động tiếp tục tạm dừng Hoạt động kinh doanh, dịch vụ: quán bar, beer club, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử. Hoạt động chợ tự phát, bán hàng rong, vé số dạo. |
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị y tế công lập, ngoài công lập được hoạt động (phụ lục 2) Nhóm 1 gồm: Bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa công lập, ngoài công lập): bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang; phòng khám đa khoa; các loại hình phòng khám chuyên khoa (bao gồm cả: phòng xét nghiệm, phòng chẩn đoán hình ảnh, phòng X-quang, phòng chẩn trị y học cổ truyền); phòng khám y học gia đình; nhà hộ sinh; nhóm 2 (các cơ sở dịch vụ y tế công lập, ngoài công lập), gồm: cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà; cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ nha khoa; nhóm 3 gồm: các cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị y tế công lập, ngoài công lập). Về sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ được hoạt động (phụ lục 3) Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nông, lâm nghiệp; dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y, đối tượng hành nghề thú y; công trình giao thông, xây dựng; doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ (theo mục 4 của phụ lục 3); trung tâm thương mại, siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa, chợ đầu mối, chợ truyền thống; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (chỉ được bán hàng mang đi; đối với nhà hàng trong các cơ sở lưu trú, cơ sở nghỉ dưỡng chỉ được phục vụ tại chỗ cho khách lưu trú, không tổ chức buffet); cơ sở cắt tóc, gội đầu, thể dục - thể thao (gym, yoga,...) được hoạt động tối đa 50% công suất và tối đa 10 người tại cùng một thời điểm; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, logistics; dịch vụ bổ trợ người dân và doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đấu giá tài sản, thẩm định giá, kiểm toán, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, điểm thu - đổi ngoại tệ, thừa phát lại, trọng tài thương mại, tư vấn pháp luật và các hoạt động tư vấn khác bổ trợ doanh nghiệp, giám định tư pháp, quản lý - thanh lý tài sản, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký biến động đất đai), chứng khoán; dịch vụ cầm đồ; các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm hội chợ, triển lãm, hội nghị, sự kiện kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm (trong nhà: tập trung tối đa 10 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung tối đa 60 người; ngoài trời: tập trung tối đa 15 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung tối đa 90 người). văn bản 4988.pdf H.Hào
|