Ngày 9-9-2021 UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành văn bản số 4547/UBND-VX về việc khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Công nhân trong Khu công nghiệp tại Bình Dương sản xuất theo mô hình 3 Xanh “nhà máy, nhà trọ và công nhân” (ảnh minh họa).Theo nội dung văn bản: Tính từ đợt dịch thứ 4, toàn tỉnh Bình Dương đã ghi nhận gần 142.000 ca
mắc COVID-19 với số lượng bệnh nhận tử vong trên 1.200 người. Đến nay, tỉnh đã triển khai tiêm hơn 1.5 triệu liều vắc-xin cho công dân trên 18 tuổi. Với sự phấn đấu của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn, tình hình dịch bệnh đã chuyển biến khả quan hơn, khống chế tỷ lệ tử vong ở mức thấp.
Để thực hiện “mục tiêu kép“ vừa phòng, chống dịch hiệu quả, đồng thời phát triển kinh tế, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân, đưa các hoạt động của đời sống xã hội trở về trạng thái bình thường mới. Tiếp thu ý kiến của Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh. UBND tỉnh đề nghị các sở, ban. ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp khóa chặt vùng đỏ, điểm đỏ, mở rộng vùng xanh. Thần tốc xét nghiệm để nhanh chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Những đối tượng không được tham gia lưu thông:
- Những người chưa tiêm vắc-xin.
- Những người đã tiêm 1 mũi dưới 14 ngày.
- Khuyến cáo người già, người có bệnh lý nền vả trẻ em không tham gia lưu thông khi không cần thiết.
Đối tượng được phép lưu thông:
Ngoài các đối tượng đã được quy định, người dân đã được tiêm ít nhất 1 mũi tiêm vắc-xin sau 14 ngày được phép tham gia lưu thông. Người lao động cần có thêm giấy xác nhận làm việc tại doanh nghiệp để di chuyển từ nơi ở đến nơi sản xuất khi đi qua các chốt kiểm soát. Hạn chế tối đa các đối tượng là người già, bênh nền, trẻ em tham gia lưu thông.
Chưa cho phép các trường hợp người và phương tiện từ vùng đỏ đi vào vùng xanh ngoại trừ các đối tượng ưu tiên đã được quy định.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện:
Từng bước khuyến khích, hướng dẫn và cung cấp thiết bị cho gia đình, khu phố, doanh nghiệp và nhà trọ tự xét nghiệm. Trong quá trình xét nghiệm, nếu phát hiện F0 người dân liên hệ các trạm y tế tại địa phương.
Phối hợp với Sở Y tế từng bước triển khai việc cách ly F0 tại nhà với đối tượng và điều kiện phù hợp gắn với triển khai các “túi thuốc an sinh” cho F0.
Các chốt kiểm soát liên huyện, đặc biệt là ranh giới giữa vùng xanh và vùng đỏ, phải khóa chặt theo lộ trình thông tuyến. Đảm bảo thông suốt “luồng xanh” hàng hóa đi từ vùng đỏ, liên tỉnh đến các nhà máy và yêu cầu các doanh nghiệp, chính quyền địa phương thực hiện siết chặt bộ phận kiểm soát, tiếp nhận, kho bãi của từng doanh nghiệp.
Công nhân trong Khu công nghiệp tại Bình Dương sản xuất theo mô hình 3 Xanh “nhà máy, nhà trọ và công nhân” (Ảnh: báo Bình Dương).Về sản xuất - kinh doanh:
Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tiếp tục thực hiện đăng ký hoạt động theo mô hình 3 Xanh theo Công văn số 4037/UBND-VX ngày 18-8-2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện mô hình 3 Xanh “nhà máy, nhà trọ và công nhân” để phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới và Công văn số 4529/UBND-VX ngày 8-9-2021 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh triển khai mô hình “3 Xanh”.
Hộ kinh doanh, cửa hàng buôn bán thực phẩm, dịch vụ ăn uống, buôn bán hàng hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân: giao UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định số 2686/QĐ-BCDQG ngày 31-5-2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành “Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch COVID-19” và điều kiện thực tế của địa phương xem xét, quyết định cho phép mở cửa trở lại các ngành, lĩnh vực kinh doanh trên địa bàn và các chợ truyền thống (theo thẩm quyển quản lý), đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.
Sở Y tế khẩn trương hướng dẫn các địa phương thành lập các trạm y tế lưu động với số lượng, trang thiết bị vật tư y tế và nhân viên phù hợp với quy mô dân cư và tình hình diễn biến dịch trên từng địa bàn các xã, phường, thị trấn, khu, cụm công nghiệp.
Người đứng đầu các địa phương không được lơ là, chủ quan và hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu trong quá trình điều hành để bùng phát dịch bệnh trên địa bàn quản lý.
H.Hào