Chủ tịch UBND TP.HCM: Sau ngày 15-9, có nới lỏng giãn cách hay không tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh trên địa bàn Thành phố


Chương trình Livestream “Dân hỏi - Thành phố trả lời” số đặc biệt tối ngày 6-9.

Sau ngày 15-9 Thành phố có nới lỏng giãn cách hay không tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh

Trả lời câu hỏi của người dân “Khi nào TP.HCM nới lỏng giãn cách? Vì sao TPHCM giãn cách nhiều mà dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát?

"Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trả lời: 

Khi nào TP.HCM nới nỏng giãn cách là mối quan tâm nhất hiện nay của không chỉ người dân thành phố mà còn của nhân dân cả nước, lãnh đạo Trung ương và bạn bè quốc tế.

Việc Thành phố có nới lỏng hay thắt chặt giãn cách sau ngày 15-9 tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh. TP.HCM đặt mục tiêu kiểm soát dịch trước 15-9 và vẫn đang tập trung quyết liệt để đạt được mục tiêu này thông qua việc đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng; phát hiện F0 để kịp thời chăm sóc, điều trị; nâng mức bao phủ vắc-xin cho người dân; nâng cao năng lực điều trị để giảm các ca diễn tiến nặng và tỷ lệ ca tử vong.

TP.HCM nới lỏng giãn cách dựa trên nguyên tắc an toàn dịch bệnh, an toàn tới đâu mở tới đó. Thời gian sắp tới, tùy theo tình hình dịch bệnh mà nới lỏng hoặc thắt chặt; phải chuẩn bị, mở từng bước phù hợp với tình hình dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho người dân".

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trả lời trực tiếp các câu hỏi của người dân trong Chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" tối 6-9.

Những ai thất nghiệp, khó khăn, không có thu nhập do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đều được hỗ trợ.

Trả lời câu hỏi về vấn đề được nhiều người dân quan tâm là an sinh, chăm lo đời sống người dân, nhất là người nghèo, người yếu thế…?

“Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi khẳng định, quan điểm của Thành phố, những ai thất nghiệp, khó khăn, không có thu nhập do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đều được hỗ trợ. Cùng với gói hỗ trợ số 1 và số 2, Thành phố cũng triển khai hỗ trợ gạo, túi an sinh để phần nào giúp người dân vượt qua khó khăn trước mắt.

Đến nay Thành phố đã chi hỗ trợ khoảng 6.000 tỷ đồng (bao gồm gần 4.800 tỷ đồng từ ngân sách thành phố và 1.200 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa); trao hơn 1,6 triệu túi an sinh đến người dân; hỗ trợ gạo theo mức phân bổ của Trung ương…

Cũng theo Chủ tịch UBND thành phố, các gói hỗ trợ này là không thể đủ cho người dân. Bên cạnh đó, đối với địa phương hơn 10 triệu dân như TP.HCM, sự bao quát đôi lúc còn thiếu sót, nên việc triển khai đến tận từng người dân cần được nhiều lúc còn chậm trễ, còn bất hợp lý, việc này Thành phố cũng đã có xử lý một vài trường hợp cán bộ làm sai.

Thay mặt lãnh đạo Thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi nghiêm túc nhìn nhận thiếu sót này với người dân và bày tỏ mong muốn người dân chia sẻ, cảm thông. Những ai chưa được nhận, đủ điều kiện nhưng chưa có trong danh sách để nhận lập tức liên hệ với chính quyền phường, xã, thị trấn để được cập nhật, bổ sung.

Chủ tịch UBND TP.HCM cũng thông tin thêm, sau 15-9, Thành phố đang xây dựng gói hỗ trợ theo định mức từng người tùy theo diễn biến dịch bệnh và khả năng ngân sách thành phố; đồng thời, hỗ trợ gạo với mức khoảng 15kg/tháng/người; túi an sinh; vận động giảm - miễn tiền nhà trọ; hỗ trợ tiền điện, tiền nước…”.

Về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trả lời câu hỏi của người dân về việc Thành phố có kế hoạch, chính sách gì để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh?

“Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Thành phố đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét có các gói hỗ trợ như giảm lãi suất, khoanh nợ, giảm lãi gói vay mới…; đồng thời phối hợp với Hội Doanh nghiệp TP.HCM để đối thoại với các doanh nghiệp cùng tìm giải pháp phù hợp. Thành phố cũng sẽ triển khai Chương trình hỗ trợ tín dụng đặc biệt của Thành phố như vay kích cầu, hỗ trợ về mặt bằng, điện nước… để hỗ trợ một phần khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

Với các chính sách, kế hoạch của Thành phố thì Thành phố sẽ công bố để người dân biết trước ngày 15-9; riêng những chính sách vượt thẩm quyền cần xin ý kiến Trung ương thì sẽ phải chờ Trung ương xem xét.



Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trả lời tại Chương trình.

Người dân muốn về quê trong lúc này còn tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận của các tỉnh, thành mà người dân đến

Trả lời về vấn đề được nhiều người dân quan tâm nữa là nguyện vọng trở về quê ttrong lúc này?
"Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chia sẻ: Không phải TP.HCM không cho bà con về, nhưng trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, một số địa phương (trong đó có TP.HCM) thực hiện siết chặt giãn cách xã hội, hạn chế di chuyển người giữa các địa phương. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận của các tỉnh, thành trong việc đưa người dân về quê. Vì vậy, bà con có nhu cầu có thể liên hệ với các hội đồng hương, chính quyền các tỉnh, thành để nắm bắt kế hoạch đưa người dân về quê và đăng ký. TP.HCM luôn tích cực phối hợp với các tỉnh, thành xây dựng kế hoạch cụ thể để đưa người dân trở về quê”.

Mỗi người dân đến với TP.HCM dù là làm việc, học tập hay du lịch… đều có những đóng góp cho Thành phố. Vì vậy, Thành phố luôn trân trọng và đang rất nỗ lực để chăm lo đời sống cho người dân”.


Chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" tối ngày 6-9 đã thu hút trên 172.000 người xem cùng lúc với khoảng 100.000 lượt bình luận, 20.000 lượt chia sẻ

Chủ tịch UBND thành phố cũng trân trọng và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trung ương, chính quyền và người dân các tỉnh, thành trong cả nước, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước luôn hướng về và kịp thời hỗ trợ vật chất, tinh thần cho TP.HCM; cảm ơn những hy sinh, nỗ lực và quyết tâm của lực lượng tuyến đầu đang ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh, vì sự an toàn và tính mạng của người dân thành phố; cảm ơn sự chung sức, đồng lòng và ủng hộ của người dân để cùng với Thành phố quyết tâm khống chế dịch bệnh, sớm đưa TP.HCM trở lại trạng thái bình thường mới.
"Chủ tịch UBND TPHCM trả lời: 

Khi nào TPHCM nới nỏng giãn cách là mối quan tâm nhất hiện nay của không chỉ người dân thành phố mà còn của nhân dân cả nước, lãnh đạo Trung ương và bạn bè quốc tế.

Việc Thành phố có nới lỏng hay thắt chặt giãn cách sau ngày 15-9 tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh. TPHCM đặt mục tiêu kiểm soát dịch trước 15-9 và vẫn đang tập trung quyết liệt để đạt được mục tiêu này thông qua việc đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng; phát hiện F0 để kịp thời chăm sóc, điều trị; nâng mức bao phủ vắc-xin cho người dân; nâng cao năng lực điều trị để giảm các ca diễn tiến nặng và tỷ lệ ca tử vong.

TPHCM nới lỏng giãn cách dựa trên nguyên tắc an toàn dịch bệnh, an toàn tới đâu mở tới đó. Thời gian sắp tới, tùy theo tình hình dịch bệnh mà nới lỏng hoặc thắt chặt; phải chuẩn bị, mở từng bước phù hợp với tình hình dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho người dân"
“Chủ tịch UBND Thành phố  khẳng định, quan điểm của Thành phố, những ai thất nghiệp, khó khăn, không có thu nhập do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đều được hỗ trợ. Cùng với gói hỗ trợ số 1 và số 2, Thành phố cũng triển khai hỗ trợ gạo, túi an sinh để phần nào giúp người dân vượt qua khó khăn trước mắt.

Đến nay Thành phố đã chi hỗ trợ khoảng 6.000 tỷ đồng (bao gồm gần 4.800 tỷ đồng từ ngân sách Thành phố và 1.200 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa); trao hơn 1,6 triệu túi an sinh đến người dân; hỗ trợ gạo theo mức phân bổ của Trung ương…

Cũng theo Chủ tịch UBND Thành phố, các gói hỗ trợ này là không thể đủ cho người dân. Bên cạnh đó, đối với địa phương hơn 10 triệu dân như TPHCM, sự bao quát đôi lúc còn thiếu sót, nên việc triển khai đến tận từng người dân cần được nhiều lúc còn chậm trễ, còn bất hợp lý, việc này Thành phố cũng đã có xử lý một vài trường hợp cán bộ làm sai.

Thay mặt lãnh đạo Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi nghiêm túc nhìn nhận thiếu sót này với người dân và bày tỏ mong muốn người dân chia sẻ, cảm thông. Những ai chưa được nhận, đủ điều kiện nhưng chưa có trong danh sách để nhận lập tức liên hệ với chính quyền phường, xã, thị trấn để được cập nhật, bổ sung.

Chủ tịch UBND TPHCM cũng thông tin thêm, sau 15-9, Thành phố đang xây dựng gói hỗ trợ theo định mức từng người tùy theo diễn biến dịch bệnh và khả năng ngân sách Thành phố; đồng thời, hỗ trợ gạo với mức khoảng 15kg/tháng/người; túi an sinh; vận động giảm - miễn tiền nhà trọ; hỗ trợ tiền điện, tiền nước…”
“Chủ tịch UBND Thành phố  khẳng định, quan điểm của Thành phố, những ai thất nghiệp, khó khăn, không có thu nhập do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đều được hỗ trợ. Cùng với gói hỗ trợ số 1 và số 2, Thành phố cũng triển khai hỗ trợ gạo, túi an sinh để phần nào giúp người dân vượt qua khó khăn trước mắt.

Đến nay Thành phố đã chi hỗ trợ khoảng 6.000 tỷ đồng (bao gồm gần 4.800 tỷ đồng từ ngân sách Thành phố và 1.200 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa); trao hơn 1,6 triệu túi an sinh đến người dân; hỗ trợ gạo theo mức phân bổ của Trung ương…

Cũng theo Chủ tịch UBND Thành phố, các gói hỗ trợ này là không thể đủ cho người dân. Bên cạnh đó, đối với địa phương hơn 10 triệu dân như TPHCM, sự bao quát đôi lúc còn thiếu sót, nên việc triển khai đến tận từng người dân cần được nhiều lúc còn chậm trễ, còn bất hợp lý, việc này Thành phố cũng đã có xử lý một vài trường hợp cán bộ làm sai.

Thay mặt lãnh đạo Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi nghiêm túc nhìn nhận thiếu sót này với người dân và bày tỏ mong muốn người dân chia sẻ, cảm thông. Những ai chưa được nhận, đủ điều kiện nhưng chưa có trong danh sách để nhận lập tức liên hệ với chính quyền phường, xã, thị trấn để được cập nhật, bổ sung.

Chủ tịch UBND TPHCM cũng thông tin thêm, sau 15-9, Thành phố đang xây dựng gói hỗ trợ theo định mức từng người tùy theo diễn biến dịch bệnh và khả năng ngân sách Thành phố; đồng thời, hỗ trợ gạo với mức khoảng 15kg/tháng/người; túi an sinh; vận động giảm - miễn tiền nhà trọ; hỗ trợ tiền điện, tiền nước…”
Trả lời về vấn đề được nhiều người dân quan tâm nữa là nguyện vọng trở về quê ttrong lúc này ?
“Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi chia sẻ: Không phải TPHCM không cho bà con về, nhưng trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, một số địa phương (trong đó có TPHCM) thực hiện siết chặt giãn cách xã hội, hạn chế di chuyển người giữa các địa phương. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận của các tỉnh, thành trong việc đưa người dân về quê. Vì vậy, bà con có nhu cầu có thể liên hệ với các Hội đồng hương, chính quyền các tỉnh, thành để nắm bắt kế hoạch đưa người dân về quê và đăng ký. TPHCM luôn tích cực phối với với các tỉnh, thành xây dựng kế hoạch cụ thể để đưa người dân trở về quê.”
“Mỗi người dân đến với TPHCM dù là làm việc, học tập hay du lịch… đều có những đóng góp cho Thành phố. Vì vậy, Thành phố luôn trân trọng và đang rất nỗ lực để chăm lo đời sống cho người dân.” 

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất