Đến 31-12-2021, hoàn thành việc tiêm đủ 2 mũi vắc-xin cho hơn 7 triệu người từ 18 tuổi trở lên sinh sống trên địa bàn TP.HCM

Đến 31-12-2021, sẽ tiêm vắc-xin đủ 2 mũi cho hơn 7 triệu người từ 18 tuổi trở lên sinh sống trên địa bàn TP.HCM (Ảnh: báo Thanh Niên).

Cơ bản hoàn thành tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho 7.208.800 người người từ 18 tuổi trở lên sinh sống trên địa bàn Thành phố (thống kê của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tính tới ngày 30-6-2021).
Kế hoạch tiêm vắc-xin cho người dân TP.HCM

Toàn bộ người dân trên địa bàn Thành phố trong độ tuổi quy định có chỉ định sử dụng vắc-xin, trong đó tập trung ưu tiên tiêm vắc-xin cho các nhóm đối tượng sau: 

Người cao tuổi;

Người có bệnh lý nền; thai phụ từ 13 tuần tuổi trở lên và bà mẹ đang cho con bú;

Lực lượng tuyến đầu chống dịch (những người chưa tiêm);

Lực lượng tuyến đầu về phát triển kinh tế (nhà đầu tư, doanh nghiệp, công nhân trong và ngoài các khu công nghiệp, người lao động thuộc nhóm cung cấp dịch vụ và hàng hóa thiết yếu, nhóm đảm bảo lưu thông,...). 

Lộ trình tiêm vắc-xin trong giai đoạn sắp tới

Dựa trên yêu cầu bao phủ vắc-xin cho người dân và quy định của Bộ Y tế về tiêm 2 liều vắc-xin phòng COVID-19, TP.HCM xây dựng lộ trình như sau:

Giai đoạn 1 (từ ngày 29-8 đến ngày 15-9-2021): 

Tiêm mũi 1 cho khoảng 680.000 người, đạt tỷ lệ bao phủ 90% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 1.

Tiêm nhắc mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo từng loại vắc-xin với khoảng 2.089.000 người, bao gồm:

- 733.000 người cần tiêm bằng vắc-xin AstraZeneca hoặc Pfizer;
-  485.000 người cần tiêm bằng vắc-xin Moderna;
-  31.000 người của tiềm bằng vắc-xin Pfizer;
- 840.000 người cần tiêm bằng vắc-xin Vero Cell (tổ chức tiêm tập trung trong thời gian từ ngày 6-9 đến ngày 10-9-2021). 

Tổng số lượng vắc-xin cần sử dụng là 2.769.000 liều.

Giai đoạn 2 (từ ngày 16-9 đến ngày 30-9-2021):

Bao phủ mũi 1 cho 10% còn lại của người từ 18 tuổi trở lên (khoảng 720.000 người). 

Tiêm nhắc mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo từng loại vắc-xin (khoảng 656.900 người), bao gồm: 

- 500.000 người cần tiềm bằng vắc-xin AstraZeneca hoặc Pfizer;
- 18.200 người cần tiêm bằng vắc-xin Modera; 
- 700 người cần tiêm bằng vắc-xin Pfizer. 
- 138.000 người cần tiêm bằng vắc-xin Vero Cell. 

Tổng số lượng vắc xin cần sử dụng là 1.376.900 liều.

Giai đoạn 3 (từ ngày 1-10 đến ngày 15-10-2021): 

Tiêm nhắc mũi 2 cho 2.600.000 người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian bằng vắc-xin AstraZeneca hoặc Pfizer. 

Giai đoạn 4 (từ ngày 16-10 đến ngày 31-12-2021): 

Tiêm nhắc mũi 2 cho 1.400.000 người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo loại vắc-xin phù hợp (trong giai đoạn từ ngày 29-8 đến ngày 30-9). 

Tổng cộng số lượng vắc-xin cần sử dụng từ ngày 29-8 đến ngày 31-12-2021 là khoảng 8.145.900 liều (trong đó, sử dụng cho mũi 1 là khoảng 1.400.000 liều, sử dụng cho mũi 2 là khoảng 6.745.900 liều).

Trong ngày 30-8 có 2.752 bệnh nhân xuất viện 

Tính đến 18 giờ 00 ngày 30-8-2021, có 216.314 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố, bao gồm 215.869 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 445 trường hợp nhập cảnh.

Hiện đang điều trị 40.561 bệnh nhân, trong đó: có 2.463 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.752 bệnh nhân nặng đang thở máy và 18 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 30-8: có 2.752 bệnh nhân xuất viện (tổng số xuất viện cộng dồn từ 1-01-2021 đến nay là 110.269), 335 trường hợp tử vong trong ngày (tổng số tử vong cộng dồn từ 1-01-2021 đến nay là 9.204).
 
Số liệu tử vong từ ngày 24-8-2021 đến ngày 31-8-2021


 
Kết quả xét nghiệm
 
Từ 18 giờ ngày 29-8-2021 đến 18 giờ ngày 30-8-2021: đã lấy 362.970 mẫu, trong đó có 6.655 mẫu đơn và 7.649 mẫu gộp, số mẫu làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên là 299.007 mẫu.

Từ 18 giờ ngày 28-8-2021 đến 18 giờ ngày 29-8-2021: đã lấy 369.242 mẫu, trong đó có 7.557 mẫu đơn và 9.554 mẫu gộp, số mẫu làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên là 292.348 mẫu.


Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại TP.HCM.

Tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 

Tổng số mũi vắc-xin đã triển khai tiêm đến ngày 30-8-2021: 6.128.344 (tăng 4.834 mũi vắc-xin so với ngày 29-8-2021) trong đó tổng số mũi 1 là 5.791.291, mũi 2 là 337.134, số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 638.786.

Tổng số mũi vắc-xin đã triển khai tiêm đến ngày 29-8-2021: 6.123.510 (trong đó tổng số mũi 1 là 5.791.291, mũi 2 là 332.219, số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 638.786.

Hoạt động của Trung tâm an sinh: 

Thực hiện trong ngày:

Trung tâm an sinh tại các kho của MTTQ thành phố đã tiếp nhận nhiều loại mặt hàng như rau củ, gạo…vv của các tỉnh Lâm Đồng, Điện Biên và  doanh nghiệp trị giá hơn 3,379,039,000đ. Hàng rau củ các loại được phân phối đến các quận 1, 3, 4, 6, 7, 11 Gò Vấp, Phú Nhuận và 10 bếp ăn từ thiện; Bộ Tư lệnh thành phố, và đến các đối tượng  F0, đội ngũ y, bác sỹ tại 16 bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COVID-19 trị giá 2,734,414,000đ.     
  
Lũy kế:

Từ ngày 15-8-2021 đến 31-8-2021: Tổng số túi an sinh đã chuyển tới các quận, huyện, TP. Thủ Đức là 1.210.255 túi (tăng 169.344 túi so với ngày 30-8-2021).


Hàng hóa được tập kết về Trung tâm An sinh xã hội TP.HCM, sau đó được phân chia từng phần phân phối cho người dân (Ảnh minh họa).

Tình hình tiếp nhận đối tượng cơ nhỡ, lang thang sinh sống nơi công cộng, đối tượng nghiện ma túy đưa vào cơ sở xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy và Trung tâm Hỗ trợ xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Tiếp nhận đối tượng cơ nhỡ, lang thang xin ăn sinh sống nơi công cộng vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội trong ngày: 18 đối tượng (lũy kế từ 23-8-2021 đến 31-8-2021: 793 người);

Về chi hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố theo Công văn số 2209/UBND-KT ngày 1-7-2021 của UBND thành phố và Nghị quyết số 68/NQ-CP cùng Quyết định số 23/QĐ-TTg:

Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương: 71.073/72.526 lao động (đạt tỷ lệ 98%), kinh phí hỗ trợ 148.445.400.000 đồng;  

Hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: 193/193 lao động (đạt tỷ lệ 100%), kinh phí hỗ trợ 396.400.000 đồng.

Hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm: 

Chốt việc chi hỗ trợ Đợt 1 (ngày 8-8-2021): 365.794/365.794 lao động (đạt tỷ lệ 100%), kinh phí hỗ trợ 548.691.000.000 đồng.

Đợt 2: 631.220/1.003.362 lượt lao động (đạt tỷ lệ 62,91%), kinh phí hỗ trợ 946.830.000.000 đồng.
Tổng cộng 2 đợt: 1.495.521.000.000 đồng.

Hỗ trợ hộ kinh doanh phải dừng hoạt động: 5.861/5.861 hộ (đạt tỷ lệ 100%), kinh phí hỗ trợ 11.722.000.000 đồng.

Hỗ trợ thương nhân tại các chợ truyền thống: 20.829/21.166 (đạt tỷ lệ 98,41%) kinh phí 32.350.770.000 đồng.

Hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: đã giải quyết cho 101.356 đơn vị với 2.322.562 người lao động, kinh phí hỗ trợ: 1.060.492.875.247 đồng.

Hỗ trợ tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: đã giải quyết cho 163 đơn vị với 31.722 người lao động, kinh phí hỗ trợ 246.073.027.205 đồng.

Hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật: 139/139 người (đạt tỷ lệ 100%), kinh phí hỗ trợ 515.690.000 đồng.

Hỗ trợ người lao động là hướng dẫn viên du lịch: 338/6.124 người (đạt tỷ lệ 4%), kinh phí hỗ trợ 1.253.980.000 đồng.

Hỗ trợ hộ lao động khó khăn đang sinh sống trong các khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, khu lao động nghèo, khu vực bị phong toả…: 633.870/1.223.973 hộ (đạt tỷ lệ 52%), kinh phí 906.513.600.000 đồng (từ NSNN: 760.006.700.000 đồng, từ nguồn của UBMTTQ: 146.506.900.000 đồng).

Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo: 53.796/53.901 hộ được UBND TP. Thủ Đức, quận, huyện thống nhất (đạt tỷ lệ 99,8%), kinh phí 58.733.200.000 đồng (từ NSNN: 39.067.000.000 đồng, từ nguồn của UBMTTQ: 19.666.200.000 đồng).

Hỗ trợ gạo cho người dân gặp khó khăn: đã hỗ trợ 586.400 ký/4.733.790 ký đã nhận (Đợt 1) (đạt tỷ lệ 12%) (huyện Nhà Bè, quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, huyện Cần Giờ).

Về giao thông 

Về cấp đăng ký nhận diện phương tiện QR (luồng xanh) có một số thay đổi, ngày 30- 8-2021, Sở Giao thông vận tải đã có văn bản số 9625/SGTVT-KT hướng dẫn về nội dung này, theo đó.

Sở Giao thông vận tải hướng dẫn triển khai như sau:

Các đơn vị, chủ phương tiện vận tải hàng hoá thực hiện việc đăng ký, sử dụng Giấy nhận diện có mã QR, thông qua địa chỉ: https://vantai.drvn.gov.vn, theo quy định tại Công văn số 6102/TCĐBVN-KHCN,MT&HTQT của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Việc đăng ký để nhận Giấy nhận diện này được thực hiện tự động (Sở Giao thông vận tải không phê duyệt như trước đây).

Sở Giao thông vận tải dừng tiếp nhận, cấp Giấy nhận diện có mã QR cho phương tiện vận tải hàng hóa, vận chuyển công nhân, chuyên gia, thông qua các đơn vị đầu mối.

Đối với các phương tiện vận chuyển công nhân, chuyên gia: căn cứ mục 3 hướng dẫn kèm Công văn số 3323/CATP-PV01 của Công an thành phố để triển khai thực hiện (xe chở nhân viên cơ quan, doanh nghiệp không được cấp mã QR phải có: 1 người ngồi trên xe có Giấy đi đường theo quy định. Người ngồi trên xe phải có giấy tờ chứng minh cùng cơ quan, công ty, doanh nghiệp,…).

Người điều khiển phương tiện và người đi cùng trên phương tiện phải thực hiện khai báo y tế qua địa chỉ Website: https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn, trước khi tham gia giao thông, để phòng ngừa ùn tắc giao thông, góp phần phòng, chống dịch COVID-19 có hiệu quả.

Trường hợp cần thêm thông tin chi tiết hoặc gặp khó khăn vướng mắc, đề nghị liên hệ ông Nguyễn Kiên Giang, số điện thoại: 0988.205.533 hoặc hộp thư điện tử: sgtvt@tphcm.gov.vn.

Người điều khiển phương tiện và người đi cùng trên phương tiện phải thực hiện khai báo y tế qua địa chỉ Website: https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn, trước khi tham gia giao thông, để phòng ngừa ùn tắc giao thông, góp phần phòng chống dịch COVID-19 có hiệu quả.

Trường hợp cần thêm thông tin chi tiết hoặc gặp khó khăn vướng mắc, đề nghị liên hệ ông Nguyễn Kiên Giang, số điện thoại: 0988.205.533 hoặc hộp thư điện tử: sgtvt@tphcm.gov.vn.

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất