TP. Hồ Chí Minh nhận được sự chi viện rất lớn về nhân lực và phương tiện Phát biểu khai mạc tại buổi Lễ, đồng chí Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đã thay mặt Lãnh đạo Thành phố, nhiệt liệt chào mừng các anh chị em bác sĩ, y sĩ, nhân viên y tế, giảng viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng; các cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, các vị đại diện tôn giáo, các tình nguyện viên từ Trung ương và các tỉnh, thành phố đã đến tăng cường, hỗ trợ và tham gia cùng Thành phố phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian qua và đang có mặt tại buổi Lễ tuyên dương. Đồng chí Phan Văn Mãi cho biết, cuộc chiến đấu phòng, chống dịch COVID-19 ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đã trải qua những ngày tháng vô cùng căng thẳng và khốc liệt. Đặc biệt, hơn hai tháng qua, Thành phố đứng trước tình huống hết sức khó khăn khi số ca bệnh và ca tử vong cao, các bệnh viện trong trạng thái quá tải, toàn bộ y, bác sĩ, nhân viên y tế được huy động và làm việc ngày đêm mà vẫn chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc và điều trị bệnh. Chia sẻ và đồng cảm với những khó khăn của Thành phố, các bộ, ngành ở Trung ương, các tỉnh, thành phố, các tổ chức tôn giáo đã khẩn trương và kịp thời chi viện nhân lực và phương tiện để giúp TP. Hồ Chí Minh kiềm chế, kiểm soát dịch bệnh. Tính đến nay, TP. Hồ Chí Minh đã nhận được sự tăng cường của 6.599 cán bộ, nhân viên y tế từ 40 bệnh viện thuộc các bộ, ngành Trung ương và 37 sở y tế của các tỉnh, thành phố trên cả nước; trong đó, có 1.251 bác sĩ, 2.813 điều dưỡng, 289 kỹ thuật viên và 160 nhân viên y tế tham gia công tác tại các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COV1D-19, bệnh viện hồi sức và tại các cơ sở cách ly ở quận, huyện. Để giảm thiểu tỷ lệ tử vong, Bộ Y tế đã thành lập 4 trung tâm hồi sức tích cực cho người bệnh COVID-19 thuộc 4 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế gồm: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh với 2.086 cán bộ, nhân viên y tế. Cùng thời gian đó, Bộ Quốc phòng cũng đã kịp thời bổ sung 1.434 y, bác sĩ từ Học viện Quân y, Quân khu 2, Quân chủng Phòng không - Không quân, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Cao đẳng Hậu cần, Bệnh viện Quân y 354, Viện Y học cổ truyền Quân đội để tham gia vận hành các trạm y tế lưu động trên địa bàn TP. Thủ Đức và các quận, huyện. Để tăng cường cho công tác lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vắc-xin phòng COVID-19 trên địa bàn Thành phố, bên cạnh 2.733 giảng viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo chuyên ngành y trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, còn có sự tham gia của 3.385 giảng viên, sinh viên từ các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo chuyên ngành y thuộc bộ, ngành Trung ương. Đặc biệt, chúng ta phải kể đến với lòng trân trọng sự đóng góp của các lực lượng tình nguyện viên đến từ các tôn giáo, đã tận tâm tham gia hỗ trợ, chăm sóc, động viên bệnh nhân COV1D-19 với tinh thần từ bi, bác ái của những tu sĩ, trong đó nhiều người tuổi đời còn rất trẻ nhưng không ngại dấn thân vào chốn hiểm nguy để góp phần xoa dịu nỗi đau và cứu mạng sống của đồng bào chúng ta” - đồng chí Phan Văn Mãi chia sẻ. Sự hy sinh cao cả của lực lượng chi viện sẽ còn lưu giữ mãi trong lòng người dân TP.HCM Đồng chí Phan Văn Mãi cho biết, cũng như trước đây, các đoàn y, bác sĩ của TP. Hồ Chí Minh từng chi viện hết mình cho công tác phòng, chống dịch ở một số tỉnh miền Trung và miền Bắc, hơn hai tháng qua các anh chị em đã đến với TP. Hồ Chí Minh trong một đợt công tác đầy hy sinh vất vả mà không chút do dự. Anh chị em đã phải xa con thơ, cha già mẹ yếu, thậm chí không thể về nhà khi phải vĩnh biệt người thân. Không kể ngày nắng hay ngày mưa, các anh chị em mặc kín bộ quần áo bảo hộ, luôn bên cạnh bệnh nhân, nhiều lúc ăn không kịp no, ngủ không tròn giấc. Những hình ảnh và nghĩa cử cao cả thể hiện sâu sắc y đức, thắm đậm tình thương và trách nhiệm đó luôn in đậm, sẽ còn lưu giữ mãi trong lòng người dân Thành phố. Đến hôm nay, tình hình dịch bệnh tại TP. Hồ Chí Minh bước đầu được kiểm soát, tạo điều kiện từng bước mở lại các hoạt động để ổn định xã hội, khôi phục và phát triển kinh tế. Như các đồng chí và quý vị thấy, mấy hôm nay phần nào Thành phố đang lấy lại sức sống và nhịp đập trái tim, một cơ thể đang hồi sinh. Thành quả đó có được là nhờ sự chỉ đạo của Trung ương, của Thành phố, của ý thức và sự kiên trì, đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân và đặc biệt là sự đóng góp to lớn của các lực lượng chi viện từ mọi miền đất nước. Trong buỗi Lễ tri ân ấp áp tình nghĩa này, thay mặt lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng trân quý, sự cảm kích và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến hơn 12.000 anh chị em là bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, chuyên viên, nhân viên y tế, sinh viên, tình nguyện viên và hơn 14.000 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đã không ngại hiểm nguy và gian khó, để kề vai sát cánh cùng Thành phố trong thời gian thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vừa qua. Chúng tôi cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các đấng sinh thành và người thân đã động viên, san sẻ, gánh vác trách nhiệm gia đình để các anh chị em lên đường đến với Thành phố này và yên tâm công tác – đồng chí Phan Văn Mãi bày tỏ. Thành phố cũng trân trọng và gởi lời cảm ơn đến các cơ quan thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các đơn vị thuộc Trung ương và các tỉnh, thành bạn, các tổ chức tôn giáo đã hướng dẫn, khuyến khích, điều động và cho phép cán, bộ, nhân viên, tu sĩ đồng hành cùng Thành phố trong chuyến công tác đặc biệt này. Hy vọng rằng những kinh nghiệm mà TP. Hồ Chí Minh đã trải qua trong thời gian phòng, chống dịch bệnh, với những buồn vui, những điều đúng và chưa đúng, những được và mất sẽ trở thành bài học quý báu cho chính Thành phố và các địa phương khác trong việc phòng, chống dịch COVID-19 - đồng chí Phan Văn Mãi chia sẻ.
|