Lượng hàng hóa về thành phố đạt 8.000 tấn/ngày Phát biểu tại buổi Họp báo, Phó Giám đốc Sở Công thương Lê Huỳnh Minh Tú cho biết, hiện nay, lượng hàng hóa về Thành phố đạt 8.000 tấn/ngày, số lượng này là rất cao so với những ngày dịch bệnh cao điểm. Tại 2 chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền và trạm trung chuyển là chợ đầu mối Thủ Đức đạt 3.000 tấn ngày. Về chợ truyền thống, đến nay đã có 167/234 chợ truyền thống đã được mở lại, dự kiến từ nay đến cuối tuần sẽ mở thêm 4 chợ nữa. Hiện nay, có một số chợ tự phát xung quanh các chợ truyền thống chưa được mở vẫn hoạt động nhưng chủ trương của Thành phố không để các chợ tự phát này hoạt động, người dân nên ủng hộ chủ trương của Thành phố, không nên mua hàng hóa tại các chợ tự phát này vì sẽ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn về phòng, chống dịch. 100% doanh nghiệp trong khu công nghệ cao đã hoạt động trở lại Thông tin tại buổi Họp báo, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Lâm cho biết, tại các khu chế xuất, khu công nghiệp đã có 96% doanh nghiệp hoạt động trở lại, tại khu công nghệ cao có 100% doanh nghiệp đã hoạt động trở lại; có trên 90% doanh nghiệp (ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao) đã hoạt động trở lại. Về lao động tại các tỉnh miền Tây, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên đã trở lại Thành phố làm việc. Số lượng lao động đã về quê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên trên 8.300.000 người, khu vực Tây Nam Bộ trên 44.000 người. Hiện số lượng lao động này cũng đã quay trở lại thành phố và các tỉnh lân cận để làm việc, cụ thể hơn 450 lao động tại Tây Nguyên đã quay lại làm việc tại Thành phố, 4.600 lao động tại các tỉnh Tây Nam Bộ cũng đã quay lại làm việc cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Lâm chia sẻ. Thành phố cũng có nhiều giải pháp để thu hút người lao động trở lại làm việc như: Sở Giao thông vận tải tạo điều kiện thuận lợi về mặt di chuyển cho người lao động trở lại Thành phố làm việc; Sở Y tế thì tiêm vắc-xin cho người lao động trở lại Thành phố làm việc; Sở LĐ-TB&XH đã kết nối với doanh nghiệp để kêu gọi người lao động quay lại Thành phố làm việc và có nhiều chính sách đãi ngộ như: người lao động sẽ được test Covid miễn phí tại doanh nghiệp, được giới thiệu việc làm, được giới thiệu khu nhà trọ được miễn giảm tiền thuê nhà… - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Lâm khẳng định. Lực lượng công an giao thông của Thành phố đã kiểm tra đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 19.378 trường hợp Về tình hình xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố trong những ngày vừa qua (từ ngày 28-10 đến ngày 8-11-2021), Phó Trưởng phòng Tham mưu, Công an TP.HCM Thượng tá Lê Mạnh Hà – cho biết, số vụ tai nạn giao thông và va chạm giao thông xảy ra là 61 vụ, giảm 10 vụ so với tuần liền kề, làm chết 11 người giảm 14 người so với tuần liền kề, bị thương 3 người giảm 23 người. Các lực lượng giao thông của Thành phố đã kiểm tra đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 19.378 trường hợp (trung bình khoảng 2.000 trường hợp/ngày), đã ra quyết định xử phạt 11.058 trường hợp với tổng số tiền là hơn 10 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe 1.126 trường hợp, tạm giữ 1.252 phương tiện. Về xử lý vi phạm nồng độ cồn, lực lượng cảnh sát giao thông công an thành phố đã phát hiện, lập hồ sơ xử lý 582 trường hợp (riêng Quận 7 và TP. Thủ Đức xử lý 58 trường hợp, chiếm khoảng 3% số vụ an toàn trật tự giao thông trên toàn địa bàn Thành phố).
Phó Trưởng phòng Tham mưu, Công an TP.HCM Thượng tá Lê Mạnh Hà phát biểu.
Huyện nhà Bè phối hợp với các khu công nghiệp, khu chế xuất để thực hiện công tác phòng, chống dịch Phát biểu tại buổi Họp báo, Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Võ Phan Lê Nguyễn cho biết, tình hình dịch bệnh tại Nhà Bè được đánh giá cấp độ 2, trong những ngày gần đây số ca F0 có tăng sơ với những ngày trước, cụ thể tăng 62 ca trong vòng 5 ngày gần đây. Tính từ ngày 5-11 đến ngày 9-11 trên địa bàn huyện Nhà Bè phát hiện 543 ca. Trong đó, nguồn lây trong các doanh nghiệp ở trong và ngoài các khu chế xuất phát hiện 250 ca chiếm khoảng 46% (khu công nghiệp Hiệp Phước số ca F0 chiếm 21%, khu chế xuất Tân Thuận chiếm 26%, khu công nghiệp Long Hậu chiếm 27% và các đơn vị ở ngoài chiếm khoảng 15% tổng số ca mắc tren toàn huyện Nhà Bè). Lý do số ca F0 tăng cao tại Nhà Bè do Thành phố đã hết giãn cách xã hội, người lao động trở lại Thành phố làm việc, tâm lý người dân chủ quan, lo là trong việc phòng, chống dịch, nhiều người dân nhận thức rằng đã tiêm 2 mũi rồi thì không bị nhiễm bệnh nữa. Ngoài ra, các doanh nghiệp đã chưa thực hiện nghiêm việc phòng, chống dịch theo quy định của Thành phố. Một số doanh nghiệp sau khi xét nghiệm cho công nhân phát hiện F0 thì cho về địa phương nhưng lại không thông báo cho địa phương nơi công nhân lưu trú biết để quản lý. Nhà Bè cũng có nhiều khu nhà trọ chật hẹp cho công nhân lưu trú nên việc lây nhiễm cũng dễ xảy ra. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Nhà Bè đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch của Thành phố, khi phát hiện có F0 có đủ điều kiện cách ly tại nhà thì sẽ dán bảng thông báo, cử lực lượng để giám sát. Đối với những ca không đủ điều kiện cách ly tại nhà thì đi vào các khu cách ly tập trung của huyện, vận động các chủ nhà trọ phải khai báo và nắm thông tin đầy đủ của người lưu trú trong khu nhà trọ, dành 50% nhà trọ để làm khu cách ly nếu phát hiện F0, thường xuyên vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè đã chỉ đạo toàn hệ thống chính trị, huy động các nguồn lực, chăm lo an sinh xã hội để các F0 yên tâm thực hiện việc cách ly, điều trị - Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Võ Phan Lê Nguyễn chia sẻ.
Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Võ Phan Lê Nguyễn phát biểu.
Huyện Nhà Bè đã phối hợp cùng Khu công nghiệp Hiệp Phước để thành lập khu cách ly và trạm y tế lưu động tại Khu công nghiệp Hiệp Phước; thiết lập đường dây nóng tại Khu công nghiệp Long Hậu để xử lý nhanh khi phát hiện F0, không để F0 trở về nơi cư trú và lây nhiễm ra cộng đồng; ký hợp tác liên tịch giữa 3 bên giữa huyện Nhà Bè, Cần Giuộc và Khu công nghiệp Long Hậu; phối hợp với Khu chế xuất Tân Thuận để thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch một cách tốt nhất - Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Võ Phan Lê Nguyễn cho biết. Huyện Hóc Môn lên phương án xây dựng bệnh viện dã chiến quy mô 300 giường Phát biểu tại buổi Họp báo, Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn Lê Thụy Mỵ Châu cho biết, trong những ngày gần đây, số F0 tại huyện Hóc Môn có dấu hiệu tăng, từ 22-10 đến 28-10, số ca F0 phát hiện qua PCR là 346 ca, từ ngày 29-10 đến 4-11 số ca F0 phát hiện qua PCR là 342 ca. Trong ngày 10-11, huyện ghi nhận đến 633 ca trong cộng đồng và hộ gia đình. Tuy nhiên, cấp độ dịch của huyện Hóc Môn vẫn là cấp độ 2. Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn Lê Thụy Mỵ Châu, nguyên nhân dẫn đến số ca trên địa bàn có chiều hướng tăng là do: địa bàn rộng, dân cư đông, người dân còn chủ quan trong công tác phòng, chống dịch sau khi Thành phố nới lỏng giãn cách; việc quản lý của doanh nghiệp còn chưa nghiêm đã khiến số công nhân mắc bệnh trở về và lây nhiễm trong cộng đồng. Ngoài ra, tại huyện Hóc Môn có xã Xuân Thới Thượng và Bà Điểm tập trung nhiều nhà trọ, giáp ranh với một số khu công nghiệp; lực lượng chức năng trên địa bàn còn mỏng, việc ra quân xử lý chưa tập trung - Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn Lê Thụy Mỵ Châu chia sẻ.
Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn Lê Thụy Mỵ Châu phát biểu. Ban Chỉ đạo huyện xác định, trong tuần sau, phải lên phương án thiết kế, xây dựng, vận hành bệnh viện dã chiến quy mô 300 giường. Huyện cũng tăng cường khoanh vùng, xét nghiệm có trọng tâm khu vực có nguy cơ; xử lý nhanh, dứt điểm các ổ dịch phát sinh; tăng cường công tác tuyên truyền về tiêm chủng vắc-xin, thực hiện nghiêm 5K đối với người dân; duy trì hoạt động giao ban hằng ngày giữa Ban chỉ huy và các xã, thị trấn; tăng cường quan tâm, quản lý, chăm sóc F0 - Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn Lê Thụy Mỵ Châu cho biết. Cần bảo vệ nhóm người cao tuổi, mắc bệnh nền Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết về tình hình dịch bệnh, hiện nay số ca mắc mới trong cộng đồng đang có xu hướng gia tăng. Theo đó, để kiểm soát dịch bệnh, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) đã phối hợp chặt chẽ với ban chỉ đạo các quận, huyện để theo dõi, phát hiện các ổ dịch, kịp thời cách ly, ngăn chặn ổ dịch, đặc biệt là theo dõi các trường hợp chuyển nặng, giảm thiểu tử vong. Trong công tác điều trị, Sở Y tế thành phố cũng đã điều động lực lượng tăng cường hỗ trợ các trung tâm y tế, trạm y tế địa phương để trong việc quản lý F0, kịp thời cấp phát gói thuốc, phát hiện các trường hợp bệnh chuyển nặng. Cùng theo Phó Giám đốc Sở Y tế, hiện nay số ca phải thở ô-xy ghi nhận trên địa bàn Thành phố dao động khoảng 1.800 trường hợp. Số ca thở máy xâm lấn dao động từ 230 đến 250 bệnh nhân. Số ca tử vong giảm thấp nhất là 21 trường hợp vào ngày 30-10, các ngày tiếp theo nằm trong khoảng 21- 43 người.
Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu phát biểu. Phân tích về các trường hợp tử vong, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, có thể thấy, số ca tử vong gần đây tập trung ở người lớn tuổi, có bệnh nền, chưa tiêm đủ 2 mũi vắ- xin, có một số trường hợp từ các tỉnh khác chuyển đến TP.HCM điều trị. Ngày 11-11 cho thấy, trong 38 ca tử vong, có 3/38 bệnh nhân đến từ Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu; 34/38 trường hợp có bệnh nền; trường hợp chưa tiêm vắc xin là 20/38 (12 người trên 65 tuổi và có bệnh nền); 2/38 người đã tiêm 1 mũi; số người đã tiêm đủ liều vắc-xin là 10/38 (đều trên 50 tuổi và có bệnh nền). Từ kết quả phân tích trên, Sở Y tế khuyến cáo các quận, huyện tiếp tục phát hiện các trường hợp người lớn tuổi chưa tiêm vắc xin và có giải pháp bảo vệ những đối tượng này - Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu chia sẻ. |