TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức giao thông cho các phương tiện vận tải đường bộ khi lưu thông qua TP từ 0h ngày 9-7-2021
Quốc lộ 1A, đoạn qua Long An, giáp với TP. HCM
Theo đó, kể từ 0 giờ 00 ngày 9-7-2021: xe ô tô vận chuyển hàng hóa thiết yếu, hàng hóa phục vụ sản xuất - kinh doanh, hàng hóa đến các cảng, khu công nghiệp; xe ô tô vận chuyển đối tượng ưu tiên từ các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ lưu thông đi đến, đi qua TP. HCM trong thời gian TP cách ly xã hội, được lưu thông theo các lộ trình cụ thể như sau:

Hướng lưu thông từ các tỉnh miền Tây (tỉnh Long An) đi tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước và ngược lại:
Lộ trình 1: Quốc lộ 1 - Quốc lộ 62 - Quốc lộ N2 - Tỉnh lộ 8 - Huỳnh Văn Cù - Quốc lộ 13 - tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước.

Lộ trình 2: cao tốc TP. HCM Hồ Chí Minh - Trung Lương - Quốc lộ 1 - Quốc lộ 13 - tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước.

Hướng lưu thông từ các tỉnh miền Tây (tỉnh Long An) về tỉnh Đồng Nai và ngược lại:
Lộ trình 1: Quốc lộ 1 - Quốc lộ 62 - Quốc lộ N2 - Tỉnh lộ 8 - Huỳnh Văn Cù - Quốc lộ 13 - Phú Lợi - Mỹ Phước - Tân Vạn - Quốc lộ 1K - tỉnh Đồng Nai.

Lộ trình 2: Quốc lộ N2 - Tỉnh lộ 8 - Quốc lộ 22 - Quốc lộ 1 - cầu Đồng Nai - Quốc lộ 51 - tỉnh Đồng Nai.

Lộ trình 3: Quốc lộ 1 - Xa lộ Hà Nội - đường D1 (Khu Công nghệ cao) - đường D2 - Võ Chí Công - đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây - tỉnh Đồng Nai.

Lộ trình 4: Quốc lộ 1 (hoặc cao tốc TP. HCM - Trung Lương; Quốc lộ 50) - Nguyễn Văn Linh - Cầu Phú Mỹ - Võ Chí Công - cao tốc TP. HCM - Long Thành -Dầu Giây.

Hướng lưu thông từ các tỉnh miền Tây (tỉnh Long An) về tỉnh Tây Ninh và ngược lại theo các lộ trình:
Lộ trình 1: Quốc lộ 1 - Quốc lộ 62 - Quốc lộ N2 - ĐT 825 - ĐT 822 - Tỉnh lộ 7 - Quốc lộ 22 - tỉnh Tây Ninh.

Lộ trình 2: Quốc lộ 1 - Quốc lộ 22 - tỉnh Tây Ninh.

Hướng lưu thông từ tỉnh Tây Ninh về tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ngược lại:
Lộ trình 1: Quốc lộ 22 - Tỉnh lộ 8 - Huỳnh Văn Cù - Quốc lộ 13 - Phú Lợi - Mỹ Phước - Tân Vạn - ĐT 743A - cầu Đồng Nai - Quốc lộ 51 - tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Lộ trình 2: Quốc lộ 22 - Quốc lộ 1 - cầu Đồng Nai - Quốc lộ 51 - tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Lộ trình 3: Quốc lộ 22 - Quốc lộ 1 - Xa lộ Hà Nội - đường D1 (Khu Công nghệ cao) - đường D2 - Võ Chí Công - đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây - tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Dừng tất cả hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn TP. HCM từ 0 giờ 00 ngày 9-7
Theo Sở Giao thông Vận tải TP. HCM: kể từ 0 giờ ngày 9-7-2021, dừng tất cả hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn TP. HCM (bao gồm: xe buýt, taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe trung chuyển và xe vận tải khách) theo tuyến cố định liên tỉnh đi, đến và lưu thông qua TP. HCM. Trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly và một số xe taxi được Sở Giao thông Vận tải công bố hoạt động phục vụ vận chuyển người dân đến, đi từ bệnh viện, trung tâm y tế trong trường họp cần thiết.


Dừng tất cả hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn TP. HCM, trong đó có xe buýt

Các trường hợp được phép hoạt động phải đáp ứng các quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, lưu ý thực hiện nghiêm các vấn đề sau: Đối với các chuyến xe đưa đón công nhân, chuyên gia, phương tiện phải được khử khuẩn, tất cả các chuyến xe chỉ vận chuyển tối đa không quá 50% sức chứa, không quá 20 người/chuyến, ngồi xen kẽ, ngồi cách hàng ghế. Người ngồi trên xe phải đeo khẩu trang, thực hiện rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, được kiểm tra y tế trước khi lên xe và khai báo y tế theo quy định. Người đứng đầu đơn vị phải quy định cụ thể và cố định tuyến, chuyến xe, người ngồi trên xe để đảm bảo công tác truy vết khi có xảy ra tình huống dịch bệnh Covid-19.

Các phương tiện vận chuyển công nhân, chuyên gia từ TP. HCM đi các tỉnh, thành phố và ngược lại; phương tiện đi qua địa bàn TP. HCM lưu thông theo luồng xanh (lộ trình riêng) trong thời gian giãn cách xã hội. Sở Giao thông Vận tải sẽ công bố hoạt động phục vụ vận chuyển người dân đến, đi từ bệnh viện, trung tâm y tế trong trường hợp cấp thiết; thực hiện đúng mục đích do Sở thông báo và theo chỉ đạo của UBND TP. HCM hoặc Sở Y tế TP. HCM.

Dừng hoạt động dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe mô tô:


Xe có mô tô sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách bị tạm dừng

Bao gồm xe có sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách và xe “ôm”. Đối với dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng xe mô tô được phép hoạt động và phải thực hiện theo các hướng dẫn như sau: Đối với lái xe luôn đeo khẩu trang trong quá trình vận chuyển, mua, nhận sản phẩm và giao cho khách hàng (giữ khoảng cách 2m trong quá trình giao, nhận sản phẩm), khai báo y tế theo quy định.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng xe mô tô được phép hoạt động và phải thực hiện theo các hướng dẫn bảo đảm yêu cầu phòng chống dịch

Đối với hành khách sử dụng dịch vụ mua hàng phải đeo khẩu trang khi nhận hàng hoá; sau khi nhận hàng hóa, loại bỏ bao bì, rửa tay ngay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn - vệ sinh sản phẩm vừa nhận (nếu là hàng hóa); khuyến khích sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Đối với đơn vị cung ứng dịch vụ ứng dụng công nghệ, lập và lưu trữ trên phần mềm danh sách phương tiện, lái xe, hành khách đặt hàng, tuyến đường và các địa điểm trong quá trình di chuyển... để cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền (nếu có yêu cầu) và kịp thời thông tin đến cơ quan có thẩm quyền về các trường hợp khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Các loại xe ô tô chở hàng, ô tô tải được phép hoạt động. Lái xe, người bốc xếp, dỡ hàng hóa theo xe phải được xét nghiệm SARS-COV-2. Các phương tiện vận chuyển hàng hóa từ TP. HCM đi các tỉnh, thành phố; các tỉnh, thành phố đến TP. HCM và phương tiện đi qua địa bàn TP. HCM lưu thông theo lộ trình riêng.

Tạm dừng hoạt động các bến khách ngang sông, bến thủy nội địa vận tải hành khách công cộng (trừ các bến Cần Giờ - Cần Giuộc, Cần Thạnh - Thạnh An và Thạnh An - Thiềng Liềng). Bến phà Bình Khánh, Cát Lái vẫn duy trì hoạt động. Việc vận chuyển hành khách phải bảo đảm tối đa không quá 50% sức chứa; hành khách phải mang khẩu trang; bảo đảm hành khách giữ khoảng cách an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trên phương tiện và tại khu vực nhà chờ theo quy định, thực hiện khai báo y tế theo quy định. Trên phương tiện phải trang bị dung dịch khử khuẩn, thực hiện việc khử khuẩn trước, sau mỗi chuyến và cuối mỗi ngày.

Các phương tiện tàu biển nước ngoài, tàu biển nội địa, phương tiện thủy nội địa vào, rời cảng biển TP. HCM, tất cả các thuỵền trưởng, thuyền viên không được lên bờ. Đối với các phương tiện thủy nội địa, khi vào, rời cảng, bến thủy nội địa, thuyền trưởng, thuyền viên hạn chế lên bờ (chỉ cử 1 người đại diện làm thủ tục cảng vụ và phải thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch theo quy định).

Sở Giao thông Vận tải đề nghị Công an TP. HCM, UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện phối hợp tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn quản lý liên quan đến hoạt động vận tải. Thanh tra Sở Giao thông Vận tải chủ động và phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền theo quy định.

Tạo thuận lợi cho phương tiện vận chuyển hàng hóa và chuyên gia, công nhân trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16


Xe chở chuyên gia và công nhân được tạo điều kiện thuận lợi (luồng xanh)

Cũng trong ngày 8-7, UBND TP. HCM ban hành văn bản số 2288/UBND-ĐT hướng dẫn tạo thuận lợi (luồng xanh) cho phương tiện vận chuyển hàng hóa và vận chuyển chuyên gia, công nhân trong thời gian TP. HCM thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

UBND TP. HCM đề nghị UBND các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tổng hợp, cung cấp danh sách xe vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất - kinh doanh, hàng hóa thiết yếu, hàng hỏa đến các cảng biển, đầu mối...; danh sách xe chở công nhân, chuyên gia cùng với thông tin các phương tiện giao thông đi qua địa bàn TP. HCM cho Sở Giao thông Vận tải TP.HCM để thực hiện cấp Giấy nhận diện cho phương tiện, tạo luồng xanh cho các phương tiện vận chuyển được ưu tiên.

UBND TP. HCM giao Sở Giao thông Vận tải TP. HCM triển khai thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về tổ chức giao thông cho các phương tiện vận chuyển công nhân, chuyên gia, hàng hóa lưu thông từ các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, các tỉnh khác có liên quan đến, đi qua TP. HCM trong thời gian TP. HCM cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Giao UBND TP. Thủ Đức, quận - huyện, Sở Công thương cung cấp danh sách xe vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh, hàng hóa thiết yếu, hàng hóa đến các cảng biển, đầu mối...; danh sách xe chở công nhân, chuyên gia (kèm thông tin các phương tiện giao thông theo mẫu đính kèm) lưu thông qua địa bàn các tỉnh cho Sở Giao thông Vận tải TP. HCM để thực hiện cấp Giấy nhận diện cho phương tiện theo quy định.

Ngoài ra, UBND TP. HCM giao Công an TP. HCM chỉ đạo các lực lượng chức năng trực thuộc tăng cường thực hiện công tác kiểm tra các phương tiện ra vào TP và xử lý vi phạm (nếu có); ưu tiên cho các phương tiện đã được Sở Giao thông Vận tải cấp Giấy nhận diện phương tiện lưu thông, đảm bảo lưu thông thuận lợi, nhanh chóng.                                                                               

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất