“Đại Nam Nhất Thống Chí” là sách địa lý chính
thức của triều đình nhà Nguyễn do Quốc sử quán biên soạn từ năm 1865 đến 1910.
Phần nói về tỉnh Quảng Ngãi, lại xác định Hoàng Sa thuộc địa phận tỉnh Quảng
Ngãi và công việc khai thác Hoàng Sa vẫn tiếp tục, việc quản lý được tăng cường
dưới các đời vua Gia Long và Minh Mệnh.
“Phía Đông tỉnh Quảng Ngãi, có đảo cát (tức đảo Hoàng Sa
liền cát với biển làm hào; phía tây nam miền sơn man, có lũy dài vững vàng,
phía nam liền với tỉnh Bình Định, có đèo Bến Đá chắn ngang, phía Bắc giáp tỉnh
Quảng Nam, có ghềnh Sa Thổ làm giới hạn…”
Đầu đời vua Gia Long phỏng theo lệ
cũ đặt đội Hoàng Sa, sau lại bỏ; đầu đời Minh Mệnh thường sai người đi thuyền
công đến đấy thăm dò đường biển, thấy một nơi có cồn cát trắng chu vi 1070
trượng, cây cối xanh tốt, giữa cồn cát có giếng, phía Tây Nam cồn có nhiều miếu
cổ, không rõ dựng từ thời nào, có bia khắc 4 chữ “Vạn Lý Ba Bình” (muôn dặm
sóng yên). Cồn cát này xưa gọi là Phật Tự Sơn, phía Đông và phía Tây đảo đều có
đá san hô nổi lên một cồn chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 2 thước ngang với cồn
cát, gọi là Bàn Than Thạch. Năm Minh Mệnh thứ 16 sai thuyền công chở gạch đá
đến đấy xây đền, dựng bia đá ở phần tả đền để ghi dấu và tra hột các thứ cây ở
ba mặt tả hữu và sau. Binh phu đắp đền miếu đào được đồng lá và gang sắt có đến
hơn 2000 cân”.
Nguồn: Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Trang Biên giới Lãnh thổ - Bộ Ngoại giao