Thời
gian qua, các ngành, các cấp đã quan tâm thực hiện thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí và đã đạt được những kết quả nhất định.
Trong
bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, việc tăng cường tiết kiệm, chống lãng
phí, nhất là trong sử dụng ngân sách nhà nước có ý nghĩa quan trọng, góp phần
dành nguồn cho đầu tư phát triển, an sinh xã hội và các nhiệm vụ quan trọng cấp
bách. Để tăng cường tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước,
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan
trực thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương, chủ tịch uỷ ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chủ tịch hội đồng quản trị, hội đồng
thành viên, tổng giám đốc, giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước
tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
1.
Rà soát quản lý chặt chẽ các khoản chi, bảo đảm theo đúng dự toán đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt và chế độ quy định; thực hiện nghiêm, có hiệu quả các
biện pháp chống thất thoát, lãng phí. Không bổ sung kinh phí ngoài dự toán được
giao cho các mục đích: mua sắm xe ô-tô, tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ kỷ niệm,
lễ hội, đi công tác trong và ngoài nước và các nhiệm vụ không cần thiết, cấp
bách.
2.
Kiểm soát chặt chẽ chi đầu tư xây dựng cơ bản; triệt để tiết kiệm chi thường
xuyên, nhất là các khoản chi: mua xe công; tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo,
tổng kết, lễ ký kết, khởi công, phong tặng danh hiệu, ký kết thi đua, tiếp
khách… Thực hiện các biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiết kiệm triệt để chi phí
điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm và các chi phí khác.
3.
Tổ chức các hội nghị tổng kết cuối năm, hội nghị ngành kết hợp triển khai Nghị
quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013 bằng hình thức trực
tuyến. Các bộ, cơ quan tăng cường sử dụng hình thức họp trực tuyến trong chỉ
đạo, điều hành và xử lý các công việc liên quan, hạn chế tối đa việc tổ chức
họp tập trung để tiết kiệm chi phí tổ chức họp, đi lại, ăn ở của các dại biểu
(trừ các cuộc họp có nội dung bí mật Nhà nước).
4.
Rà soát kỹ các chương trình kiểm tra, thanh tra, các đoàn công tác từ cấp trên
xuống cấp dưới, bảo đảm gọn nhẹ, tiết kiệm, hiệu quả; nghiêm cấm việc tổ chức
đón tiếp gây tốn kém chi phí đối với cấp dưới ra các đối tượng liên quan.
5.
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hành tiết kiệm trong
đi công tác nước ngoài tại Công văn số 8743/VPCP-QHQT ngày 01 tháng 11 năm 2012
của Văn phòng Chính phủ. Tập trung bố trí kinh phí cho các đoàn đi đàm phán,
thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng chế độ quy định; hạn chế tối đa các
đoàn đi học tập, khảo sát, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, bao gồm cả đối với
các dự án hỗ trợ kỹ thuật, các dự án ODA và các dự án có sử dụng nguồn kinh phí
có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
6. Tổ
chức triển khai thực hiện
a)
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước:
-
Xây dựng Chương trình hành động tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,
trong đó thể hiện rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với
từng lĩnh vực, từng khoản mục chi ngân sách, từng đơn vị sử dụng ngân sách và
trách nhiệm tổng hợp báo cáo, kiểm tra, giám sát thực hiện của các cơ quan chức
năng.
-
Tập trung chỉ đạo các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi, địa bàn quản lý
triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị này và Chương trình hành động
cửa từng Bộ, cơ quan, địa phương.
-
Định kỳ hàng quý báo cáo tình hình triển khai thực hiện, gửi Bộ Tài chính trước
ngày 20 tháng cuối quý.
b)
Bộ Tài chính tống hợp, theo dõi tình hình và kết quả triển khai Chỉ thị của các
Bộ, cơ quan, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; định kỳ
hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
------------------------
(*) Chỉ thị số 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26-11-2012 về việc tăng cường thực hành tiết liệm, chống lãng phí.