3 tháng có 40,275 triệu lượt người được khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế
Toàn cảnh hội nghị.

Số người tham gia BHYT là 83,6 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 88,1% dân số

Theo thông tin từ BHXH Việt Nam, đến cuối tháng 3-2019 số người tham gia: BHXH bắt buộc là 14,5 triệu người; BHXH tự nguyện là 295 nghìn người; BHTN là 12,78 triệu người; BHYT là 83,6 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 88,1% dân số. Trong tháng, toàn Ngành thu 27.246 tỷ đồng. Lũy kế hết tháng 3-2019 toàn Ngành thu 77.100 tỷ đồng, đạt 21,4% so với kế hoạch Chính phủ giao cho BHXH Việt Nam; trong đó thu BHXH là 53.549 tỷ đồng, thu BHTN là 3.723 tỷ đồng, thu BHYT là 19.828 tỷ đồng.

Có 40,275 triệu lượt người khám chữa bệnh bằng BHYT,ước chi BHYT 21.155 tỷ đồng

Trong tháng, toàn Ngành đã giải quyết 10.561 hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng; 34.046 người hưởng trợ cấp 1 lần; 935.967 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Lũy kế 3 tháng đầu năm đã giải quyết 30.352 hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng; giải quyết 142.134 người hưởng trợ cấp 1 lần; 2.662.515 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Cả nước có khoảng 12,3 triệu lượt người khám chữa bệnh (KCB) BHYT; lũy kế 3 tháng đầu năm có 40,275 triệu lượt người KCB BHYT. Toàn Ngành phối hợp với Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết cho 22.703 người hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, 3.367 người hưởng kinh phí hỗ trợ học nghề. Lũy kế 3 tháng đầu năm, giải quyết cho 113.831 người hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, 8.147 người hưởng kinh phí hỗ trợ học nghề.
Trong tháng chi BHXH, BHYT, BHTN 31.848 tỷ đồng. Lũy kế đến hết tháng 3-2019, số chi BHXH, BHYT, BHTN là 71.852 tỷ đồng; trong đó: chi BHXH từ nguồn ngân sách 10.720 tỷ đồng, chi BHXH từ Quỹ BHXH 37.442 tỷ đồng, chi Quỹ BHTN 2.534 tỷ đồng và ước chi KCB BHYT 21.155 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 2-2019, tổng số nợ BHXH phải tính lãi trong toàn quốc là 6.654 tỷ đồng
Nguyên nhân chủ yếu do: Tình hình sản xuất của các đơn vị đang gặp khó khăn; Một số đơn vị có ý thức chấp hành chưa tốt quy định về đóng BHXH, BHYT, BHTN; Số lượng đơn vị phá sản, giải thể, mất tích và chủ bỏ trốn còn cao; Một số đơn vị còn tìm cách đối phó, trốn tránh, chiếm dụng tiền đóng của người lao động sử dụng vào mục đích khác.

Để giảm thiểu số nợ và bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người lao động khi có phát sinh, BHXH Việt Nam đã áp dụng những giải pháp sau:

Chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố xác định nguyên nhân nợ đối với từng đơn vị để có giải pháp phù hợp: yêu cầu cán bộ bám sát đơn vị đôn đốc đóng nộp đầy đủ; thực hiện việc thanh tra tra đột xuất tất cả các đơn vị nợ BHXH, BHYT từ 3 tháng trở lên mà phần mềm thu đã tự động cảnh báo. Các đợt thanh tra phải có quyết định xử lý và gửi kết quả xử lý đến cơ quan chức năng (Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát, Liên đoàn Lao động,...) cùng cấp nhằm mục đích báo cáo, làm căn cứ xử lý hình sự sau này.

Trường hợp đơn vị cố tình trốn đóng, kiến nghị cơ quan công an điều tra, khởi tố theo quy định của Bộ luật Hình sự hoặc hướng dẫn người lao động tố giác hành vi vi phạm trong việc đóng với cơ quan công an để xử lý theo trình tự quy định của pháp luật.

Giao chỉ tiêu phấn đấu giảm nợ đến từng cá nhân chuyên quản, hằng tháng, quý đánh giá tỷ lệ giảm nợ để làm căn cứ bình xét hiệu quả công việc; hằng quý sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm trong việc giảm nợ.

Cải cách thủ tục hành chính đối với việc bảo đảm quyền lợi người tham gia BHYT

Người tham gia BHYT chủ động tra cứu quá trình tham gia BHYT, giá trị sử dụng của thẻ BHYT trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam tại địa chỉ ''https://www.baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/''.

Hệ thống giám định cung cấp các chức năng hỗ trợ các cơ sở y tế tra cứu thông tin thẻ BHYT, sử dụng máy quét trực tiếp thẻ BHYT (QR code) để tự động nhận thông tin trên thẻ cập nhật vào phần mềm quản lý khám chữa bệnh (KCB), giúp giảm đáng kể thời gian chờ KCB của người dân.

Bệnh viện có thể tra cứu, cập nhật thông tin thay đổi đối với các trường hợp gia hạn thẻ, thay đổi quyền lợi theo các quy định mới hoặc đủ điều kiện miễn cùng chi trả, giúp người bệnh được bảo đảm đầy đủ quyền lợi KCB khi đang điều trị tại bệnh viện.

Quyền lợi của người tham gia BHYT được bảo đảm theo quy định của pháp luật

1. Người dân khi tham gia BHYT được cơ quan BHXH thanh toán toàn bộ chi phí KCB theo quyền lợi và mức hưởng trong phạm vi chi trả của BHYT theo đúng quy định.

Tính đến ngày 25-3-2019 thống kê trên Hệ thống thông tin giám định BHYT: Có 36,69 triệu lượt KCB BHYT; số tiền đề nghị BHXH thanh toán 19.330 tỷ đồng, trong đó: 764 lượt KCB nội trú; số tiền 200-500 triệu đồng/đợt điều trị nội trú. 37 lượt KCB nội trú, có chi phí trên 500 triệu đồng/đợt điều trị, trong đó có 7 lượt KCB có chi phí trên 1 tỷ đồng/đợt điều trị.

2. Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin đóng góp vào sự thành công của chính sách an sinh xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý quỹ và bảo đảm quyền lợi cho người dân

Cung cấp các chức năng hỗ trợ các cơ sở y tế không có phần mềm quản lý bệnh viện có thể lập hồ sơ thanh toán với người bệnh và đề nghị cơ quan BHXH thanh toán; Tiếp nhận kết quả giám định, thanh toán BHYT cùng các bảng thống kê, biểu đồ theo dõi tình hình KCB để Bộ Y tế, sở y tế các tỉnh khai thác phục vụ công tác quản lý KCB.

Phần mềm xét duyệt giải quyết chế độ BHXH ngắn hạn được kết nối với Hệ thống thông tin giám định BHYT để thẩm định giải quyết hồ sơ ốm đau, thai sản theo quy định tại Quyết định 636/QĐ-BHXH ngày 22-4-2016 của BHXH Việt Nam.

Hệ thống hỗ trợ BHXH các tỉnh có cái nhìn tổng quan trong việc chi KCB, sử dụng quỹ, sử dụng dự toán, so sánh được mức độ gia tăng chi phí theo từng chỉ tiêu nội trú, ngoại trú, gia tăng thuốc và các dịch vụ y tế khác ở từng tuyến, hạng bệnh viện trên toàn quốc.

Ngày 26-11-2018, BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2239/QĐ-BHXH quy định về thực hiện liên thông các phần mềm trong quản lý chi khám chữa bệnh BHYT. Theo đó, thực hiện liên thông trên các phần mềm thu và quản lý sổ thẻ, phần mềm giám định, phần mềm kế toán tập trung để quản lý và quyết toán chi phí KCB BHYT.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất