Năm 2012, TP. Hồ Chí Minh có 83,23% cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách có trình độ chuyên môn trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và 46,17% trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên; đến năm 2017 có 92,56% cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và 60,03% trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên. 5 năm qua, việc bố trí các chức danh cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách trong bộ máy phường, xã, thị trấn của TP. Hồ Chí Minh cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý của hệ thống chính quyền phường, xã, thị trấn; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách được nâng lên khá rõ.
Những năm qua, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị phường, xã, thị trấn luôn được các cấp ủy của TP. Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo thực hiện. Công tác tuyển dụng, luân chuyển, bố trí cán bộ cũng có sự đổi mới về phương thức và tập trung củng cố cho cơ sở. Đội ngũ cán bộ, công chức phường, xã, thị trấn cơ bản được đào tạo chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị. Công tác đánh giá cán bộ, công chức nhiều nơi đi vào thực chất hơn, lựa chọn đúng cán bộ để đưa vào quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, bố trí. Phần lớn cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có nhiều nỗ lực học tập, rèn luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cán bộ được bố trí đã phát huy tốt năng lực, sở trường, tạo được uy tín đối với nhân dân.
Các chủ trương như: Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi; Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; Chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất thân từ công nhân; thực hiện biên chế dự phòng tạo nguồn cán bộ trẻ được đào tạo chính quy tăng cường về cơ sở; chính sách khuyến khích đối với cán bộ có trình độ chuyên môn cao công tác tại phường, xã, thị trấn; công tác đào tạo, chuẩn hóa cán bộ, gắn liền với công tác luân chuyển cán bộ tiếp cận các chức danh quy hoạch được quan tâm thực hiện nhằm tăng cường, bổ sung cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, có triển vọng phát triển về cơ sở, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, tiếp cận với công việc của chức danh được quy hoạch, rèn luyện, thử thách thông qua thực tiễn cơ sở... đã góp phần cơ cấu lại bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở phường, xã, thị trấn
Từ năm 2012 đến năm 2017, TP. Hồ Chí Minh có 2.439 cán bộ, công chức được luân chuyển từ quận, huyện về phường, xã, thị trấn và ngược lại. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương đổi mới công tác tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý, thời gian qua, một số quận, huyện đã chủ động thực hiện thí điểm thi tuyển chức danh phó chủ tịch UBND phường, xã (quận Gò Vấp, huyện Cần Giờ) hoặc trình bày đề án (Quận 2, Quận 3, Quận 10) để ban thường vụ quận ủy, huyện ủy xem xét quyết định (chọn 2 đồng chí trong quy hoạch để thi tuyển hoặc trình bày đề án). Đây là cách làm mới, thể hiện dân chủ, công khai trong công tác tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Đến nay, việc bố trí các chức danh cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách trong bộ máy phường, xã, thị trấn của TP. Hồ Chí Minh cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý của hệ thống chính quyền phường, xã, thị trấn; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách được nâng lên khá rõ trong 5 năm qua. Năm 2012, TP. Hồ Chí Minh có 83,23% cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách có trình độ chuyên môn trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và 46,17% trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên; đến năm 2017 có 92,56% cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và 60,03% trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên.
Ngọc Thảo
Ban Tổ chức Trung ương