Hơn 3.000 đại biểu tại Cao Bằng được tập huấn nâng cao kiến thức về công tác nhân quyền
Toàn cảnh Hội nghị

Toàn cảnh Hội nghị. 

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến kết nối với 161 điểm cầu xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh với hơn 3.000 đại biểu tham dự.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác nhân quyền tỉnh Cao Bằng; Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại (Bộ Công an), Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền, cùng đại diện lãnh đạo và các cán bộ sở, ban ngành trực tiếp làm công tác nhân quyền.

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trung Thảo, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác nhân quyền tỉnh Cao Bằng khẳng định thời gian qua, công tác bảo đảm và đấu tranh về nhân quyền trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm, thực hiện hiệu quả; cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chính sách với đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo, nhóm đối tượng dễ bị tổn thương… tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ban, ngành về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

Công tác đấu tranh với hoạt động chống phá, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch được đẩy mạnh và đạt hiệu quả tích cực, điển hình là công tác đấu tranh với tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình; tuyên truyền, vận động nhân dân từ bỏ Pháp Luân công; đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng in-tơ-nét... Do đó, tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, không để phát sinh, phức tạp bị các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề nhân quyền tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề quyền con người và công tác nhân quyền của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được đầy đủ; chưa được tiếp cận sâu, rộng với các kiến thức nền về công tác nhân quyền dẫn đến công tác bảo vệ và đấu tranh bảo đảm quyền con người có nơi, có lúc chưa đầy đủ, kịp thời, tiềm ẩn nguy cơ bị các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trung Thảo, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác nhân quyền tỉnh Cao Bằng nhấn mạnh, Hội nghị sẽ góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là lãnh đạo, cán bộ trực tiếp chỉ đạo, tham mưu, thực hiện công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác của Ban Chỉ đạo.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trung Thảo, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác nhân quyền tỉnh Cao Bằng nhấn mạnh, hội nghị sẽ góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là lãnh đạo, cán bộ trực tiếp chỉ đạo, tham mưu, thực hiện công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác của Ban Chỉ đạo.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Nguyễn Trung Thảo nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội nghị trong việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong chỉ đạo, tham mưu, thực hiện công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền nhấn mạnh công tác nhân quyền cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, trong đó lấy “xây”, giữ vững ổn định bên trong, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa để tạo cơ sở vững chắc cho công tác đấu tranh chống các luận điệu sai trái, xuyên tạc, vu cáo ta. Vì vậy, cần rà soát, đánh giá những vấn đề còn tồn tại, bất cập để bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người. Đồng thời, triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, giải quyết tốt các nhu cầu, nguyện vọng của người dân, nhất là liên quan đến tự do tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số, đất đai... tránh tạo sở hở để bên ngoài lợi dụng, xuyên tạc.

Tại Hội nghị, các đại biểu được các báo cáo viên trình bày 4 chuyên đề: Công tác bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và một số kinh nghiệm trong đấu tranh với hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch; Công tác nhân quyền trong tình hình mới; Công tác đấu tranh, phản bác hoạt động xuyên tạc, tuyên truyền kích động chống phá Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền trên không gian mạng; Định hướng một số công tác nhân quyền trên địa bàn Cao Bằng thời gian tới. Đây là những chuyên đề hết sức thiết thực và sát với tình hình nhân quyền địa phương, đồng thời giúp định hướng công tác trọng tâm nhân quyền trong thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Văn Kỷ nhấn mạnh công tác nhân quyền cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống.

Đồng chí Nguyễn Văn Kỷ nhấn mạnh công tác nhân quyền cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống". 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trung Thảo, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác nhân quyền tỉnh Cao Bằng khẳng định đây là lần đầu tiên, Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh tổ chức một hội nghị tập huấn trên lĩnh vực nhân quyền quan trọng với quy mô lớn, nhằm tạo chuyển biến tích cực, rộng rãi về nhận thức của toàn thể lãnh đạo, cán bộ làm công tác nhân quyền trên địa bàn toàn tỉnh đối với công tác bảo vệ và đấu tranh về nhân quyền; xác định công tác này là công tác của toàn hệ thống chính trị, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, hiện diện trong mọi mặt của đời sống xã hội. Do đó, cần sự vào cuộc của tất các các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cơ sở, trong đó lực lượng nào gần dân, sát dân và liên quan đến quyền, lợi ích của người dân nhất thì đó chính là lực lượng đóng vai trò quan trọng, nòng cốt trong công tác bảo vệ và đấu tranh về nhân quyền.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Nguyễn Trung Thảo khẳng định, Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2022 sẽ góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là lãnh đạo, cán bộ trực tiếp chỉ đạo, tham mưu, thực hiện công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác của Ban Chỉ đạo.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất