Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường và Kế hoạch-Đầu tư trả lời chất vấn
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chất vấn

Các đại biểu Quốc hội đã góp thêm nhiều nội dung cần đưa ra để tiến hành phiên chất vấn này, nổi lên có mấy vấn đề sau đây:

Một, tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, có dấu hiệu suy giảm kinh tế, câu hỏi đặt ra là chúng ta làm thế nào để có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng một cách hợp lý trên cơ sở vừa tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế, đồng thời đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện an sinh xã hội, giải quyết đời sống của người dân. Đó là vấn đề bao trùm trong kỳ họp này.

Hai, những nội dung, những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội như đất đai, khiếu kiện, tố cáo, giải quyết khiếu nại, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, bảo vệ môi trường và bảo đảm trật tự an toàn xã hội để người dân có cuộc sống bình yên. Đồng thời cũng thấy diễn biến của tình hình tội phạm trong các lĩnh vực về quản lý kinh tế, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý đất đai, quản lý môi trường, tài nguyên...

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Nguyễn Minh Quang trả lời những vấn đề liên quan đến quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, những tiêu cực trong quản lý đất đai, những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực này như khiếu kiện, khiếu nại, giải quyết đền bù, giải tỏa... vấn đề ô nhiễm môi trường.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tập trung trả lời về đầu tư công, vấn đề quy hoạch, kế hoạch, các giải pháp cần thiết để đảm bảo tính khả thi, tích cực thực hiện các mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu Quốc hội đặt ra trong năm nay.

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng tập trung trả lời về dấu hiệu suy giảm, khó khăn về sản xuất, kinh doanh và một số vấn đề khác liên quan đến quản lý của ngành điện và ngành công nghiệp nói chung.

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trả lời câu hỏi của Quốc hội về đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và các lĩnh vực cụ thể như tài nguyên, khoáng sản, môi trường, quản lý tập đoàn, tổng công ty, kinh doanh và các vấn đề liên quan đến trật tự an toàn xã hội. Và những vấn đề nổi lên về hiện tượng tội phạm trong các lĩnh vực hiện nay.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Thủ tướng Chính phủ tiếp thu ý kiến trả lời chất vấn của các bộ trưởng. Đồng thời báo cáo thêm với Quốc hội những vấn đề, nhất là những giải pháp cần thiết thông qua thảo luận, sau đó trả lời trực tiếp những câu hỏi mà Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đặt ra, chủ yếu liên quan tới những lĩnh vực nói trên...

Trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang nhấn mạnh: Trong lĩnh vực đất đai, Bộ đã tích cực chỉ đạo đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong phạm vi cả nước theo Nghị quyết 07 của Quốc hội. Đã tiến hành kiểm tra, đôn đốc xử lý việc mất phôi giấy chứng nhận một số nơi. Triển khai quy hoạch sử dụng cấp đất quốc gia giai đoạn 2011-2020. Tích cực triển khai tổng kết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi Luật Đất đai năm 2003. Đặc biệt, Bộ đã tham mưu cho Ban cán sự đảng, Chính phủ, Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương, báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Bộ đã tích cực phối hợp với các địa phương trong việc rà soát, thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản, đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các đề án nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn cả nước và đẩy nhanh tiến độ sửa Luật Tài nguyên nước trình Quốc hội, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục hồ chứa và xây dựng quy trình vận hành liên hồ và 5 quy trình vận hành liên hồ chứa, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và nhiều nội dung khác.

Bộ đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra để xử lý các vụ việc, nắm bắt tình hình diễn ra tại các địa phương.

Các đại biểu đã tập trung chất vấn những vấn đề về đất đai, những vấn đề bất cập đi liền với nó là giải phóng mặt bằng và những điểm nóng, biện pháp giải quyết thế nào, trách nhiệm của bộ đến đâu. Có vấn đề về nước ngầm, có vấn đề về môi trường, lưu vực sông...

Bộ trưởng thừa nhận: việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tổ chức để tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án chưa được dân chủ, công khai, bình đẳng trong quá trình tiến hành thu hồi đất. Mặt khác, công việc này chưa được tiến hành kiên quyết. Trong đó có liên quan đến vấn đề lợi ích, nhất là lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người sử dụng đất, hai vấn đề này là nguyên nhân cơ bản dẫn đến khiếu kiện. 

Trong khi đó giá đất tính bồi thường còn thấp, lại chưa có qui định bắt buộc để xây dựng khu tái định cư trước khi thu hồi đất. Chưa chú trọng trong việc tạo việc làm mới, chuyển nghề cho người có đất bị thu hồi, năng lực và đội ngũ cán bộ làm công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tổ chức tái định cư còn nhiều hạn chế.

Về hạn mức chuyển quyền sử dụng đất. Theo quy định thì hạn mức chuyển quyền này với mức 6 hécta, nhưng trong quá trình thực hiện, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long thì người dân cho rằng hạn mức này là thấp. Qua tổng kết thực tiễn, Bộ thấy hạn mức này cần được nâng lên cao hơn, có thể gấp 5 đến 10 lần. Tất nhiên tăng hạn mức thì phải dùng công cụ thuế để điều chỉnh cho phù hợp. Việc tích tụ ruộng đất chủ yếu để phục vụ người trực tiếp sản xuất, chứ không phải để đầu cơ.

Trả lời chất vấn của đại biểu về những vấn đề tồn đọng bức xúc, khiếu nại, tố cáo, Bộ trưởng nêu: Trong tổng kết về giải quyết đơn thư khiếu nại Thủ tướng chủ trì thì hiện nay còn khoảng trên 500 đơn, hướng tới là phải tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc kéo dài này. Bộ trưởng cũng đã trả lời về vấn đề tình hình sử dụng đất lãng phí, vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; về phát triển khu công nghiệp...

Bộ trưởng khẳng định: Việc Tiên Lãng vừa xảy ra là bài học kinh nghiệm sâu sắc cho chúng tôi, cho những đồng chí làm trong lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường ...
...

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất