Có nên sử dụng dụng cụ Test nhanh COVID-19 bán trên mạng hay không?
Dụng cụ Test nhanh COVID-19 bán trên mạng
Theo các bác sĩ thuộc Sở Y tế TPHCM, việc sử dụng Test này sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh khi tạo sự chủ quan nếu kết quả âm tính giả. Hiện ngành Y tế Thành phố đã khuyến cáo người dân không nên mua và sử dụng những sản phẩm này. 

Theo Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, Test nhanh cũng được quy định là trang thiết bị y tế, vì vậy phải được Bộ Y tế cấp phép và công bố trong danh mục được phép sử dụng. Những sản phẩm trên mạng xã hội thường không rõ nguồn gốc, không có trong danh mục Bộ Y tế cho phép nên việc bán là sai quy định. Đồng thời, độ chính xác của những thiết bị này chính xác chỉ khoảng 25%, vì vậy nếu cho kết quả âm tính giả sẽ khiến người dân chủ quan hơn trong phòng, chống dịch bệnh.

Đại diện Sở Y tế cũng cho biết, thời gian qua, Thành phố cũng đã hướng dẫn cho tất cả khu công nghiệp, khu chế xuất áp dụng tự sử dụng Test nhanh cho công nhân. Về quy trình thực hiện thì việc Test nhanh tuy đơn giản, nhưng mỗi Test có giá trị tiên đoán, độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau. Bởi vậy, việc sử dụng loại Test nhanh nào cần sự thẩm định của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn.


Xét nghiệm phát hiện vi-rút SARS-CoV-2 tại các cơ sở y tế

Về phản ánh các bệnh viện thực hiện xét nghiệm COVID-19 với chi phí cao, không đồng nhất, Sở Y tế TPHCM thừa nhận giá xét nghiệm nhanh ở các bệnh viện tư, bệnh viện ngoài công lập rất cao. Tuy nhiên, tại các bệnh viện công lập, giá xét nghiệm COVID-19 đã được quy định là hơn 200.000 đồng đã bao gồm toàn bộ chi phí vật tư tiêu hao khác. 

Đối với xét nghiệm khẳng định, các bệnh viện công lập tại Thành phố phải tuân thủ giá theo quy định của Bộ Y tế là 734.000 đồng. Các bệnh viện ngoài công lập được tự lựa chọn chi phí xét nghiệm nhanh, xét nghiệm khẳng định phù hợp, nhưng giá phải được niêm yết rõ ràng cho người dân nhận biết.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất