Năm Nhâm Thân 1932: Sau cao trào Xô-viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), công tác tổ chức của Đảng tập trung vào bảo tồn lực lượng cách mạng, bảo vệ Đảng, khôi phục hệ thống tổ chức, tiếp tục phát triển đảng viên và các đoàn thể quần chúng, đấu tranh chống sự khủng bố của địch. Trong lao tù của đế quốc, các đảng viên cộng sản nêu cao tấm gương đấu tranh giữ vững khí tiết, bảo toàn lực lượng, chống chế độ hà khắc của nhà tù, biến nhà tù thành trường học lý luận và đấu tranh cách mạng. Nhà tù trở thành nơi thử thách, rèn luyện bản lĩnh chính trị và đào tạo cán bộ cho Đảng. Đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú và nhiều cán bộ lãnh đạo của Đảng, nhiều đảng viên cộng sản bị địch bắt tra tấn dã man, đã hy sinh anh dũng; nhiều tổ chức đảng và tổ chức quần chúng của Đảng bị tổn thất nặng nề.
Năm Giáp Thân 1944: Sau khi BCH Trung ương Đảng ra chỉ thị về công tác tổ chức của Đảng (12-1941), công tác tổ chức đã được triển khai trên nhiều mặt, chú trọng tăng cường công tác phát triển đảng viên. Tháng 5-1944 Đảng đã tổ chức kết nạp đảng viên lớp Hoàng Văn Thụ, kiện toàn bộ máy thống nhất, gấp rút đào tạo cán bộ, trong đó có cán bộ quân sự. Tổ chức cho nhiều cán bộ, đảng viên vượt ngục; phát triển và củng cố Mặt trận Việt Minh; xây dựng, củng cố và mở rộng các khu căn cứ địa, xây dựng lực lượng vũ trang. Đông đảo nhân dân được giác ngộ cách mạng đã tích cực tham gia các đội tự vệ, đội du kích. Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay ra đời. Cuối năm 1944, sau khi ra tù, đồng chí Lê Đức Thọ được Trung ương giao phụ trách công tác khu an toàn của Trung ương, công tác tổ chức, huấn luyện cán bộ và phụ trách Xứ ủy Bắc kỳ. Đến Hội nghị Tân Trào, đồng chí Lê Đức Thọ được cử vào Thường vụ Trung ương.
Năm Bính Thân 1956: Miền Bắc nước ta tập trung tiến hành khôi phục kinh tế và ổn định đời sống sau 9 năm chiến tranh ác liệt; tiếp tục thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất, quyết tâm sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Tại Hội nghị lần thứ 10, họp vào tháng 9-1956, BCH Trung ương Đảng (khóa II) đã nghiêm khắc kiểm điểm và vạch rõ: “… trong cuộc vận động này chúng ta đã phạm những sai lầm nghiêm trọng trên một số vấn đề có tính chất nguyên tắc”. Đó là vi phạm đường lối giai cấp của Đảng, vận dụng máy móc kinh nghiệm của nước ngoài một cách “tả khuynh” trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức; vi phạm nặng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; rơi vào “chủ nghĩa thành phần” trong công tác phát triển đảng viên… Chủ tịch Hồ Chí Minh, BCH Trung ương Đảng đã đề ra chính sách sửa sai đúng đắn và chỉ đạo thực hiện các chính sách đó một cách kiên quyết, triệt để. Nhờ vậy, tình hình nông thôn nhanh chóng được ổn định, Đảng ta tiếp tục phát triển, lớn mạnh. Để giúp Trung ương tăng cường lãnh đạo công tác tổ chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị mới, vào cuối năm 1956 đồng chí Lê Đức Thọ sau khi ở miền Nam ra được bổ sung vào Bộ Chính trị và được phân công làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (3-1957).
Năm Mậu Thân 1968: Công tác tổ chức trong thời gian này có ý nghĩa rất quan trọng. Ở miền Nam, quân và dân đang đẩy mạnh cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt, giành nhiều thắng lợi quan trọng. Miền Bắc đẩy mạnh các phong trào cách mạng của quần chúng nhằm đánh bại mọi âm mưu của đế quốc Mỹ và chi viện cho miền Nam. Việc tổ chức, lãnh đạo và động viên hàng chục triệu quần chúng hướng vào thực hiện các mục tiêu sản xuất và chiến đấu đòi hỏi các tổ chức đảng phải được kiện toàn hơn. Trước tình hình đó, cấp ủy các cấp đã chú trọng kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cơ sở, tăng cường rèn luyện, giáo dục nâng cao chất lượng đảng viên. Tích cực chỉ đạo củng cố, kiện toàn các TCCSĐ, gắn cuộc vận động xây dựng chi bộ, đảng bộ cơ sở “bốn tốt” với cuộc vận động xây dựng huyện ủy “bốn tốt”, đồng thời gắn hai cuộc vận động trên với phong trào cách mạng của quần chúng, phát động quần chúng tích cực tham gia công tác xây dựng đảng.
Cũng trong năm này, Ban Tổ chức Trung ương và cơ quan tổ chức các ngành, các cấp đã kết hợp chặt chẽ với Ban Thống nhất Trung ương và Bộ Quốc phòng thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, điều động, tăng cường cán bộ, chiến sĩ vào tham gia chiến đấu và công tác ở miền Nam, tổ chức tiếp đón nhiều cán bộ, chiến sĩ miền Nam ra Bắc chữa bệnh, học tập… Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968 của quân và dân miền Nam, đế quốc Mỹ buộc phải chấp nhận đàm phán tại Hội nghị Pa-ri, đồng chí Lê Đức Thọ được Trung ương Đảng phân công trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh ngoại giao với Mỹ tại Hội nghị này.
Năm Canh Thân 1980: Trong năm này, toàn Đảng tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư và các nghị quyết của hội nghị BCH Trung ương, trước hết là 3 nhiệm vụ cấp bách do Hội nghị Trung ương 6 (khóa IV) vạch ra là: Đẩy mạnh sản xuất, ổn định và bảo đảm đời sống nhân dân; tăng cường quốc phòng - an ninh, sẵn sàng chiến đấu chống xâm lược và bảo vệ Tổ quốc; kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, nhất là tệ ăn cắp, hối lộ. Công tác tổ chức xây dựng đảng lúc này cũng được gắn chặt và bảo đảm thực hiện thắng lợi ba nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp bách ấy. Cũng trong năm này, Đảng ta tiến hành phát thẻ đảng viên. Ban tổ chức cấp ủy các cấp đã chỉ đạo tốt công tác phát thẻ đảng, đưa việc quản lý đảng viên vào nền nếp. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kỷ luật đảng viên vi phạm, đưa những đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng.
Năm Nhâm Thân 1992: Tháng 6-1992, Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng (khóa VII) ra nghị quyết về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Việc triển khai, thực hiện nghị quyết đã tạo ra một số chuyển biến quan trọng về nhận thức và hành động trong công tác tổ chức xây dựng đảng, củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng và phát huy vai trò quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước, bảo đảm cho sự nghiệp đổi mới giành thắng lợi. Xúc tiến thành lập các đảng đoàn và ban cán sự đảng. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Tích cực hướng dẫn quán triệt và cụ thể hóa Quyết định 44 của Bộ Chính trị về quản lý cán bộ. Tổ chức đánh giá cán bộ, kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, chuẩn bị hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ và Đại hội VIII. Đổi mới các chế độ, chính sách cán bộ của Đảng gắn với thực hiện chủ trương của Nhà nước về cải tiến chế độ tiền lương. Cuối năm 1992, chuẩn bị tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Bộ Chính trị khóa VII đã thành lập Tiểu ban tổng kết công tác tổ chức xây dựng đảng thời kỳ 1975-1995.
Năm Giáp Thân 2004: Thời gian này, Đảng ta cũng như toàn Ngành Tổ chức xây dựng Đảng tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội IX; Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Nghị quyết Trung ương 5 về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn; Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX) về công tác tổ chức và cán bộ; Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý; chuẩn bị công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội X của Đảng. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp công tác cán bộ; ban tổ chức cấp ủy các cấp tập trung tham mưu về công tác quy hoạch cán bộ; bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ của các loại hình TCCSĐ, tổ chức thực hiện Chỉ thị 29-CT/TW của Ban Bí thư về việc đổi thẻ đảng viên và Dự án xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu đảng viên r