“Kiệt tác bia” Trúc Bạch

Bia ngon phải đắng đủ độ

Ngày nay đối với người Việt Nam, bia không còn là một thứ đồ uống quá xa xỉ hiếm khi được thưởng thức như những năm sống trong bao cấp. Người tiêu dùng có thể thưởng thức rất nhiều các loại bia nội, ngoại khác nhau, nào Habeco, Sabeco, Heineken, Tiger, Larue, Bubweiser, Carlsberg, Foster, Lase.v.v.. Mỗi người lại có gu thưởng thức riêng và đặc biệt yêu thích một loại bia nào đó, nhưng dân ghiền bia đã tóm lại là: bia ngon thì phải đắng đủ độ!

Ngược dòng thời gian, truy về nguồn gốc của bia từ xa xửa xa xưa, ta được biết bia là một thứ đồ uống lên men cổ đại gọi là gruit, ra đời vào khoảng thiên niên kỷ thứ 5 TCN, ở Ai Cập và vùng Lưỡng Hà. Bia ngày nay hấp dẫn hơn rất nhiều so với gruit vốn được chế biến từ nguyên liệu cây cỏ như hương thảo, cỏ thi,... trước kia. Sự khác biệt đó có được là nhờ hoa bia (houblon), được sử dụng rộng rãi từ khoảng thế kỷ thứ 17, nguyên liệu này đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lịch sử ngành bia.

Nếu như gruit không thể để được lâu, và rất dễ hỏng trong quá trình vận chuyển thì hoa bia đã giúp giải quyết vấn đề này, nó cho ra một loại nước uống lên men có thể giữ được lâu hơn và không lo bị hỏng trong quá trình vận chuyển bởi hoa bia có các hiệu ứng kháng sinh giúp cho hoạt động của men bia tốt hơn đối với các loại vi sinh vật có hại. Hoa bia còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên vị đắng để cân bằng vị ngọt của đường mạch nha trong bia, và những người sành bia đều hiểu: bia ngon là phải đắng. Loại hoa kỳ diệu này còn thỏa mãn thị giác của người yêu bia bằng khả năng giữ cho lớp bọt bia trắng mịn, dày, lâu tan và đẹp mắt.

Chỉ số đắng IBU của hoa bia là một trong những yếu tố quan trọng nhất để quyết định mỗi giống hoa phù hợp với dòng bia nặng hay nhẹ. Đối với loại bia nhẹ (pilsner), chỉ số đắng IBU = 20 +/- là phù hợp nhất để cho ra loại bia ngon và “đúng chất”. Hiểu được điều này, Habeco chỉ sử dụng hoa bia Saaz, với chỉ số đắng thích hợp, trong quá trình chế biến “kiệt tác bia” Trúc Bạch.

Hoa bia Saaz sử dụng để nấu bia Trúc Bạch là một trong bốn loại hoa bia Quý tộc của Thế giới, được trồng duy nhất tại thung lũng Zatec, cộng hòa Czech, chỉ có 4738 ha đất ở đây đáp ứng đủ điều kiện thổ nhưỡng cho loại hoa này phát triển và cho ra khoảng 5000 tấn mỗi năm trong suốt 12 thế kỷ qua. Chính loại hoa bia Quý tộc này là một trong những bí quyết đem tới vị đắng ngọt êm dịu mà bất cứ người sành bia nào cũng phải tấm tắc khen từ cái nhấp môi đầu tiên, và lớp bọt trắng mịn hấp dẫn vẫn còn lại ngay cả khi thực khách đã thưởng thức tới giọt bia cuối cùng.

Bia - Không chỉ là giải khát


Từ lâu, bia đã trở thành thức uống phổ biến trên toàn thế giới. Ai cũng hiểu bia có tác dụng giải khát và làm sảng khoái, giúp người uống cảm thấy vui vẻ và sôi nổi hơn, song không phải ai cũng biết bia còn có rất nhiều tác dụng tuyệt vời khác đối với sức khỏe của người sử dụng nếu uống với liều lượng hợp lý.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong bia có chứa chất chống oxy hóa và axit folic có tác dụng chống đông máu, ngăn ngừa ung thư, giảm tốc độ gia tăng của bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Cũng trong hoa bia và lúa mạch, thành phần chính của bia, một nhóm các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu Rayne, London, Anh, còn tìm thấy một lượng silic đáng kể có tác dụng hạn chế sự mất xương và kích thích hình thành xương. Bên cạnh đó, người uống bia thường xuyên còn có trí óc minh mẫn hơn, nguy cơ suy giảm trí nhớ ít hơn 20% so với những người không uống. Và liều lượng phù hợp mà Hiệp hội Tim mạch Hòa Kỳ khuyến cáo người uống để phát huy tác dụng của bia là mỗi ngày 1 ly (1 lon 330ml) cho phụ nữ và gấp đôi cho nam giới.

Tuy nhiên, không phải loại bia nào cũng có lợi cho sức khỏe. Người uống chỉ nên chọn loại bia có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Và bạn có thêm một lựa chọn bia cao cấp mới-  như Trúc Bạch của Habeco. Bia Trúc Bạch được chế biến từ những nguyên liệu tốt nhất, chất lượng cao, như lúa mạch nhập khẩu thu hoạch vào mùa xuân, hoa bia Saaz quý hiếm chỉ trồng được tại thung lũng Zatec, Czech; nước được lấy từ nguồn nước ngầm có duy nhất dưới chân núi Voi - mà ngày nay là vị trí của nhà máy bia Habeco, và men bia quý TBY được nghiên cứu đặc biệt bởi các kỹ sư công nghệ Tiệp Khắc và Việt Nam trong suốt hơn một thập kỷ. Bia Trúc Bạch được lên men tự nhiên dài ngày nên khi uống người ta cảm thấy rất êm, đậm và “càng uống càng vào”. “Kiệt tác bia” Trúc Bạch không chỉ giúp bạn giải khát, đem lại sự sảng khoái mà còn đảm bảo phát huy các công dụng tốt của bia đối với sức khỏe và tinh thần người sử dụng.

Cảm nhận kiệt tác bằng các giác quan

Xem tranh, người ta dùng mắt để cảm nhận. Khi nghe nhạc thì dùng tai. Thử nước hoa lại dùng mũi. Nếm cao lương mỹ vị thì dùng vị giác. Mỗi hình thức nghệ thuật đều cần tới một giác quan riêng biệt để cảm nhận. Nhưng có thứ nghệ thuật còn vượt lên tất cả, nó đòi hỏi người thưởng thức phải sử dụng tới cả bốn giác quan trên mới có thể cảm nhận hết cái đẹp, cái thơm, cái hay và cái ngon của nó. Đó là nghệ thuật bia.

Người sành bia thường bắt đầu bằng việc chiêm ngưỡng dòng bia vàng óng ả tuôn chảy vào lòng cốc, bong bóng nổi lên làm lớp bọt thêm dày, trắng mịn. Khi này nếu lắng nghe bạn sẽ thấy tiếng vỡ lăn tăn của những bọt bia nghe rất êm và nhẹ. Âm thanh ấy tiếp tục cuốn bạn theo cảm xúc, khiến bạn phải hít sâu để cảm nhận mùi hương hấp dẫn, là sự hòa quyện giữa hoa bia, mạch nha, men bia và nước. Và bạn sẽ thực sự được đắm chìm trong cảm giác tươi mới, sảng khoái kỳ diệu mà thứ thức uống này đem lại ngay khi nhấp ngụm đầu tiên. Cái thú thưởng thức bia xem ra cũng kỳ công hơn mọi người vẫn tưởng rất nhiều!

Với những loại bia thượng hạng, sự cảm nhận bằng bốn giác quan này lại càng quan trọng hơn, vì chính sự cảm nhận 360 độ đầy tinh tế đó mới lý giải được tại sao cùng là bia, cùng có ngần ấy nguyên liệu mà có loại lại là “bia cỏ”, lại có loại được nâng tầm thượng hạng. Những người rất sành bia, đã tâm sự “Bia thượng hạng khác với bia thường ở chỗ nguyên liệu phải là nguyên liệu thượng hạng, lúa mạch phải là loại lúa mạch “xịn” ở các nước châu Âu, hoa bia cũng phải là hoa bia của Tiệp, Đức... chỉ cần nhấp môi là cảm nhận được sự thượng hạng từ trong ra ngoài.”

“Kiệt tác bia” Trúc Bạch sinh ra để thỏa mãn những tiêu chí sành bia và thú thưởng thức tinh tế đó; sự kết hợp lý tưởng của lúa mạch mùa xuân, hoa bia Saaz quý tộc, nước ngầm dưới chân núi Voi từ chảy qua hàng thế kỷ và tuyệt phẩm men bia TBY đã khiến cho người ta không thể uống vội, uống gấp mà phải thưởng thức như một kiệt tác nghệ thuật, và thưởng thức hết ly này tới ly khác, không muốn ngừng sự say mê đó lại!

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất