Những ngày qua cả xã hội đang có nhiều ý kiến phản hồi về nhiều lĩnh vực mà người dân cảm thấy chưa được thoả đáng.
Nổi cộm vẫn là tình hình kinh tế bởi nó liên quan đến cơm áo gạo tiền khi cả thế giới đang trong vòng xoáy khủng hoảng với tốc độ phi mã, mọi chỉ số kinh tế toàn cầu năm 2021 phải nói là bi đát chưa từng có trong nhiều thập kỷ qua. Tăng trưởng GDP đạt ngưỡng của nguy hiểm khi 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ chỉ đạt 22.940 tỷ USD (dân số 350 triệu người), Trung Quốc là 16.860 tỷ USD.... (dân số 1,4 tỷ người) đã nói lên tất cả.
Gần hết quý III năm tài khoá 2022 của Việt Nam, chúng ta có gì và đạt được gì? Theo báo cáo của các cơ quan có thẩm quyền và đặc biệt chiều 30-7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc thảo luận về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững và ngày 8-7-2022, tại trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp, xem xét những vấn đề nổi bật của đất nước, tình hình quốc tế trong quý II và 6 tháng đầu năm 2022; nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Ta nhận thấy Đảng, Chính phủ đang có bước đi tương đối bình ổn và chắc chắn cả về chính trường nội khối và ngoại khối. Với diễn biến phức tạp chưa từng có trong lịch sử 100 năm trở lại đây bởi chiến sự Nga - U-crai-na khác hẳn Thế chiến thứ 2 và Chiến tranh lạnh.
Niềm tin bị đảo lộn, kinh tế thế giới bị đứt gãy khi mọi ngành hàng, mặt hàng đều trong tình trạng khan hiếm. Chuỗi cung và cầu trở thành nỗi lo sợ cho tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ, tác động cực lớn đến đời sống, an sinh xã hội của hàng tỷ người gặp sẽ khó khăn không chỉ về lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm và còn khó khăn về an ninh năng lượng cho châu Âu và thế giới.
Việt Nam thì sao? Mặc dù theo báo cáo thì chúng ta vẫn an toàn trong vòng kiểm soát. Vấn đề đặt ra chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật, nhìn vào khó khăn đã và đang xảy ra. Nhưng có thể chúng ta bỏ qua hoặc vì lý do nào đó mà chúng ta làm cho "vở sạch, chữ đẹp" để yên dân. Nếu điều này xảy ra cũng cực kỳ nguy hiểm bởi sẽ thành tiền lệ, sẽ gây chủ quan trong xã hội và gây nhiều ý kiến phản biện trái chiều dẫn đến hệ luỵ xấu cho tương lai phát triển đất nước.
Dĩ nhiên, việc an dân là cần thiết trong lúc diễn biến phức tạp và thay đổi nhanh chóng. Ứng phó với tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới trong mối tương quan chính trị và kinh tế cần phải có:
1- Mềm dẻo linh hoạt về đối ngoại để đứng thế trung lập, bởi chúng ta phải thừa nhận rằng kinh tế chưa lớn, quân sự chưa mạnh.
2- Tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản và các sản vật mà ta hoàn toàn chủ động để bảo đảm an sinh xã hội và xuất khẩu.
3- Xem xét lại các hạn chế đầu tư phát triển về an ninh năng lượng đã và đang xảy ra gây lãng phí nguồn tài nguyên cực lớn cho doanh nghiệp, cần phải khơi thông dòng chảy để tận dựng được nguồn vốn do tư nhân đầu tư và "mỏ vàng" do thiên nhiên ưu đãi. An ninh năng lượng là vấn đề then chốt và chủ đạo của Việt Nam hiện nay.
4- Xem xét lại các dự án logistics bởi 63 tỉnh thành nơi nào cũng đua nhau đầu tư logistics theo trào lưu không kiểm soát dẫn đến nguồn lực quá lớn đầu tư vào lĩnh vực này không hiệu quả khi cung vượt cầu quá xa.
5- Không vì các phản biện tiêu cực hay gọi là nguỵ biện của các trang mạng xã hội, không loại trừ trang mạng chính thống để gây ảnh hưởng đến tầm nhìn, quyết sách mà chúng ta đã vạch ra.
6- Loại bỏ các dự án đầu tư công không cần thiết và lãng phí trong thời điểm nhạy cảm này chỉ vì mục đích giải ngân và tròn vai trong việc hoàn thành kế hoạch phân bổ ngân sách được Quốc hội và Chính phủ đã thông qua.
Rất mong những người có trách nhiệm với nhân dân, với đất nước cân nhắc thận trọng khi ban hành các chính sách liên quan đến kinh tế, chính trị và đầu tư phát triển. Và, đặc biệt các lãnh đạo ban, bộ, ngành cần phải dự báo, tham mưu cho Đảng, Chính phủ trúng và chuẩn.
Hoài Bắc
Việt kiều Ca-na-đa