Thực tiễn sống động tại Quảng Ninh - "Quán quân" cải cách hành chính
Bài 1
Mới đây, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chính thức công bố chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành. Ngôi vị quán quân trong chỉ số này thuộc về tỉnh Quảng Ninh.
Vì sao Quảng Ninh đạt và giữ được ngôi vị trên? Những chuyển động tại địa phương được khởi xướng và hiện thực hóa ra sao? Kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra?... Nhóm phóng viên chúng tôi đã có cuộc đi thực tế tại một số điểm CCHC ở Quảng Ninh, quan sát, gặp gỡ, trao đổi với các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, nhân viên và người dân để cung cấp tới bạn đọc cách nhìn đa chiều...
Cận cảnh Trung tâm hành chính công Một thẩm định, một phê duyệt
Trụ sở liên cơ quan tỉnh Quảng Ninh được xây dựng khá khang trang trên đường Hồng Hà, TP Hạ Long. Trung tâm hành chính công (HCC) được bố trí ngay tầng 1 tòa nhà. Tại đây, lần lượt các khu được ngăn ra bởi vách gỗ, tường và kính, phân định các bộ phận xử lý thủ tục hành chính (TTHC) về nhà đất, xây dựng, y tế, giáo dục, hộ khẩu, hộ chiếu, lao động xã hội...
Công an Quảng Ninh giải quyết thủ tục cấp hộ chiếu cho người dân.
Ngay cửa ra vào, có bảng chỉ dẫn người dân làm thủ tục và các quy định có liên quan. Tại đây, người dân cũng có thể tra cứu nội dung phần việc của mình ở máy tính kết nối mạng được đặt tại một số vị trí, có hướng dẫn giống như hành khách khi vào sân bay, nhà ga tra cứu và in vé điện tử.
Hôm chúng tôi đến vào giữa tuần, trời mưa khiến lượng người đến giải quyết thủ tục không quá đông. Rất nhiều ghế đặt ở các sảnh chờ vẫn còn trống, những người lấy số thứ tự cũng chỉ cần chờ trong ít phút là được gọi đến lượt...
Đảo qua một lượt, điều chúng tôi ấn tượng chính là không gian sạch, thoáng, quy củ, không khí làm việc rất khẩn trương và tác phong nhanh nhạy của cán bộ, nhân viên tại trung tâm. Tất cả đều mặc đồng phục thống nhất (riêng khối An ninh mặc trang phục của ngành) cùng việc giao tiếp linh hoạt, nhẹ nhàng khiến tại trung tâm dù có khoảng dăm chục cán bộ, nhân viên và hàng trăm người dân đến giao dịch nhưng không ồn ào, căng thẳng...
Với quy mô như thế này và với sự quan sát hoạt động tại sảnh của trung tâm, hẳn nhiều người nghĩ “thế đã thấm gì, giờ nhiều tỉnh cũng đã có trung tâm HCC và thậm chí quy mô còn hoành tráng, khang trang hơn”!
Tuy nhiên, phải ngược lại quá trình hình thành, hoạt động và đi sâu vào hiệu quả hoạt động mới thấy rõ tại sao lại là Quảng Ninh chứ không phải địa phương nào khác trở thành địa phương tiên phong và giữ ngôi vị số 1 trong lĩnh vực này.
Còn nhớ, hơn 4 năm trước, ngày 26-3-2014, tại đây đã diễn ra lễ khai trương Trung tâm HCC tỉnh. Thời điểm này, dường như các tỉnh, thành phố khác còn lạ lẫm với khái niệm HCC. Trung tâm ra đời theo Quyết định số 1648/QĐ-UBND, ngày 28-6-2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Đây là một mô hình hoàn toàn mới trong cả nước và làm việc với phương châm “Công khai – Minh bạch – Chính xác – Đúng pháp luật”.
Trung tâm HCC tỉnh là nơi giải quyết TTHC theo quy trình “một thẩm định, một phê duyệt” và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường mạng máy tính. Theo Quyết định số 581/QĐ-UBND ngày 24-3-2014 của UBND tỉnh, bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành được thực hiện tại Trung tâm tỉnh giai đoạn 1 là 457/1.385 thủ tục.
Trung tâm ban đầu thuộc Văn phòng UBND tỉnh, chính điều này khiến vị thế và khả năng giải quyết còn hạn chế. Sau hơn 1 năm thử nghiệm, tới ngày 28-10-2015, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cho phép thí điểm thành lập Trung tâm HCC tỉnh Quảng Ninh trực thuộc UBND tỉnh. Việc đặt trung tâm trực thuộc UBND tỉnh tạo vị thế mới và được Quảng Ninh xác định “là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị”.
Để tạo động lực thực hiện, ngay năm 2016, Tỉnh ủy Quảng Ninh đặt ra là “Nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công”; năm 2017 “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh”. Để tạo sự liên thông, các huyện, xã cũng lần lượt lập ban chỉ đạo và chính quyền điện tử, phân công lãnh đạo UBND phụ trách.
Trung tâm thực hiện 18 nhiệm vụ chủ yếu, trong đó có các nhiệm vụ như: đảm bảo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, môi trường làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin để các cơ quan, đơn vị thực hiện và tiếp nhận giải quyết TTHC, triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Niêm yết công khai, đầy đủ, rõ ràng các quy định TTHC, mức thu lệ phí (nếu có). Kiểm tra, giám sát, theo dõi việc giải quyết TTHC của các cơ quan, đơn vị, hỗ trợ, tư vấn cho tổ chức, cá nhân trong giải quyết hồ sơ…
Theo anh Tô Xuân Thao, Giám đốc Trung tâm HCC, với quy định chức năng, nhiệm vụ như trên là không chồng chéo với các cơ quan, đơn vị khác, đồng thời vẫn bảo đảm sự kết nối, phối hợp dưới sự theo dõi, giám sát của trung tâm.
“Bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả trực tiếp giúp Chủ tịch UBND tỉnh kiểm soát được toàn bộ công tác cải cách TTHC và việc giải quyết của các cơ quan, đơn vị cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong toàn tỉnh” – anh đánh giá.
Không coi là áp lực
Với vai trò đầu mối và là nơi để các cơ quan, đơn vị cử công chức, viên chức đến thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết TTHC của tổ chức, cá nhân, trung tâm không giải quyết thay cho các cơ quan, đơn vị nhưng cán bộ trung tâm được bố trí tham gia ở một số khâu trong quy trình giải quyết.
Với vị trí là cơ quan đặc thù trực thuộc UBND tỉnh, Giám đốc trung tâm có đủ thẩm quyền để trực tiếp trao đổi, làm việc với các thủ trưởng cơ quan chuyên môn (giám đốc các sở, ngành, lãnh đạo các huyện, thành phố) trong việc xử lý, giải quyết các nội dung công việc liên quan.
Cùng với đó, Giám đốc trung tâm có thể kiến nghị, đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.
Còn cán bộ làm nhiệm vụ tại trung tâm thì sao, họ phải tuân thủ những gì và cơ chế nào để kéo họ nhiệt huyết với công việc? Những cán bộ được các sở, ngành cử vào làm việc tại trung tâm HCC không những phải đạt về năng lực mà còn tác phong giao tiếp, khả năng xử lý công việc. Họ phải ở cấp độ cao hơn, chuyên nghiệp hơn để thực hiện được nguyên tắc 4 bước “tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả” ngay tại trung tâm gắn với thời gian rút ngắn.
Do đó, yêu cầu của tỉnh là các sở phải cử những cán bộ ngoài có đủ trình độ, kỹ năng như nêu trên còn phải có thẩm quyền giải quyết (từ phó phòng trở lên), không cử cán bộ làm việc kiểu văn thư, đánh máy…
Thời hạn cán bộ làm việc ở trung tâm ít nhất 12 tháng. Giám đốc trung tâm cũng được giao quyền quản lý với các quy định, chế tài rõ ràng. Dù cán bộ thuộc sở, ngành nào thì khi đầu quân về trung tâm, cán bộ đó phải tuân thủ quy chế làm việc tại đây và sự quản lý của Ban giám đốc trung tâm.
Việc đánh giá, nhận xét cán bộ được thực hiện với các tiêu chí như chấp hành kỷ luật, kỷ cương, văn hoá công sở, thái độ giao tiếp, ứng xử, chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc, số hồ sơ tồn đọng, quá hạn, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức… Hồ sơ này do lãnh đạo Trung tâm HHC đánh giá, hằng năm gửi về sở, ngành, địa phương nơi có cán bộ được cử đến, làm tiêu chí phân loại cán bộ.
8 giờ cho mỗi ngày làm việc, không được tuỳ ý di chuyển khỏi vị trí trong thời gian đảm nhận nhiệm vụ (trừ việc giải quyết thông thường như vệ sinh cá nhân, trao đổi, báo cáo văn bản…), rõ ràng áp lực cả về thời gian và tinh thần không hề nhỏ.
“Vậy liệu có tình trạng vì áp lực mà cán bộ chán nản, xin chuyển việc” – chúng tôi đặt vấn đề. Giám đốc trung tâm Tô Xuân Thao thừa nhận, trước đây từng có cán bộ vì áp lực mà có tâm lý e ngại, muốn di chuyển về chỗ cũ để an nhàn, có thời gian làm việc khác. Tuy nhiên, hiện điều này đã không còn tồn tại.
“Các cán bộ đến đây đã nhận thức rõ trách nhiệm, bổn phận của mình và đã quen với công việc và không coi đó là áp lực. Với tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ tận tình, ứng xử đúng mực đã tạo niềm tin và sự thân thiện với người dân, doanh nghiệp” – anh đánh giá. Đồng thời, để hỗ trợ cán bộ đảm nhiệm công việc này, tỉnh có chế độ hỗ trợ 2 triệu đồng/người/tháng.
Không tồn tại chuyện “dúi phong bì” Ngay tại phòng làm việc của lãnh đạo trung tâm là hàng chục màn hình được lắp đặt nhằm kiểm soát hoạt động trực tiếp qua camera giám sát. Với tính chất công việc của cán bộ phải thường xuyên tiếp xúc giải quyết công việc của người dân, tổ chức, hệ thống camera này chính là tai mắt để lãnh đạo trung tâm giám sát hoạt động các cán bộ tại từng cửa, đồng thời là sự giám sát của cơ quan Kiểm tra - Thanh tra tỉnh cùng lãnh đạo sở, ngành chủ quản. Do đó, tinh thần, thái độ của cán bộ giải quyết công việc hành chính trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải đúng mực, không được cáu gắt, có thái độ thiếu văn hoá, bởi một hành vi ứng xử sai thì cả trăm người đều có thể quan sát được qua camera giám sát chứ chưa cần phải đợi tới phản ứng, tố giác của người dân. Tất nhiên, chuyện “dúi phong bì” – một lệ diễn ra ở các nơi giải quyết TTHC thì tại đây không có chỗ tồn tại. |
Thực tiễn sống động tại Quảng Ninh - “quán quân” cải cách hành chính
Bài 2
Cùng với cải cách thủ tục hành chính (TTHC), Quảng Ninh là địa phương tiên phong trong thực hiện tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối, hướng vào chuyên trách, chuyên nghiệp.
Những chỉ số ấn tượng
Năm 2017 với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) tỉnh Quảng Ninh lần đầu tiên vươn lên đứng đầu toàn quốc với 89,54 điểm, tăng 6,72 điểm và tăng 6 bậc so với năm 2016; chỉ số SIPAS đứng thứ 5 toàn quốc; chỉ số PAPI vào nhóm 2 của cả nước, tăng 30 bậc so với năm 2016.
Phân tích, đánh giá chỉ số PAR INDEX của tỉnh Quảng Ninh năm 2017, ông Phạm Minh Hùng, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ), Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ cho rằng, năm 2017, tỉnh Quảng Ninh vươn từ vị trí thứ nhất PAR INDEX với 8 chỉ số thành phần cụ thể: Chỉ số chỉ đạo điều hành CCHC của Quảng Ninh đạt 8,5/10 điểm, đứng thứ 9/63; chỉ số xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật đạt 8,87/10 điểm, đứng thứ 8/63. Đó là kết quả phấn đấu bền bỉ của Quảng Ninh cả chục năm qua.
Theo ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, tỉnh đang tập trung CCHC, nâng cao chất lượng phục vụ tại các trung tâm hành chính công và trả kết quả hiện đại cấp xã. Các sở, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, cắt giảm các TTHC. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị tiếp tục cải cách công vụ, công chức trên địa bàn; đổi mới trong việc đánh giá chất lượng công chức hàng năm gắn với việc thực thi công vụ.
Công an tỉnh Quảng Ninh và lãnh đạo một số cơ quan báo chí thăm Trung tâm hành chính công.
Tăng cường luân chuyển cán bộ, công chức, nhất là những cán bộ, công chức có những sự phản ánh từ người dân, doanh nghiệp; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ công cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở, góp phần nâng cao chỉ số cạnh tranh của tỉnh; triển khai thực hiện Đề án xây dựng chính quyền điện tử giai đoạn 2.
Nhiều địa phương nói “nhạy cảm”, riêng Quảng Ninh tiên phong
Năm 2018 là năm đầu tiên cả nước thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và các đơn vị sự nghiệp công lập. Quảng Ninh đã tiên phong lĩnh vực này từ nhiều năm và đến giờ, bộ máy sau khi hợp nhất đã trở nên tinh gọn và đi vào ổn định, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Chính việc thí điểm ở Quảng Ninh là cơ sở để Đảng ta kiểm nghiệm, đánh giá khi soạn thảo Nghị quyết.
Đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, khẳng định: những nội dung của các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, Khóa XII, có nhiều vấn đề được nâng lên tầm chủ trương chung xuất phát từ tổng kết mô hình thực tế triển khai ở Quảng Ninh thời gian qua. Đây là một khích lệ, cũng là thuận lợi để các cấp, các ngành tiếp nhận, triển khai nội dung Nghị quyết. |
Năm 2013, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết số 10 về “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tinh giản bộ máy, biên chế”. Tiếp sau đó, năm 2014 triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế” (Đề án 25). Đề án 25 của tỉnh Quảng Ninh được đánh giá là một sáng kiến chính trị hành chính có tính đột phá và tiên phong trong toàn quốc.
Trong Đề án 25, tỉnh xác định đổi mới phương thức lãnh đạo, tinh giản tổ chức, biên chế với phương châm: Một đơn vị thực hiện nhiều chức năng, một người làm nhiều nhiệm vụ; một chức năng, nhiệm vụ chỉ có một đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm đến cùng; trên cùng một địa bàn, với cùng một nhóm nhiệm vụ chỉ có một đơn vị thực hiện, đặc biệt những chức năng, nhiệm vụ nào có thể tích hợp thì đổi mới tổ chức.
Giải pháp đưa ra khá đồng bộ, đặc biệt là triển khai các mô hình mới như hợp nhất cơ quan thanh tra và ủy ban kiểm tra; nội vụ và ban tổ chức ở cấp huyện, thành lập cơ quan tham mưu giúp việc chung khối MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội (đến nay, vấn đề này khi đề cập, nhiều địa phương cho là mới, nhạy cảm, sợ đụng chạm thì Quảng Ninh đã vận hành 4 năm nay).
Tính đến cuối năm 2017, toàn tỉnh đã sắp xếp, giảm 4 đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh; 107 phòng, đơn vị, đầu mối trực thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Trong đó, ngành giáo dục giảm 9 trường, 122 điểm trường, 463 lớp. Ngành Y tế đã sáp nhập trung tâm y tế với bệnh viện đa khoa của 7/14 địa phương, chuyển 186 trạm y tế tuyến xã từ trực thuộc trung tâm y tế, sở y tế về UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý.
Hiện nay, tỉnh đã phê duyệt Đề án thí điểm hợp nhất các cơ quan: Tổ chức và nội vụ tại 12/14 địa phương; cơ quan ủy ban kiểm tra, thanh tra tại 13/14 địa phương; mô hình cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc chung khối MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội đã liên thông 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Với mô hình mới, đã giảm được 27 đầu mối, 69 vị trí trưởng, phó phòng và tương đương.
Thực hiện nhất thể hóa chức danh: Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND ở 7/14 địa phương (50% đơn vị cấp huyện), 75/186 xã (40,32% cấp xã); bí thư đồng thời là chủ tịch UBND tại 2/14 đơn vị cấp huyện, 76/186 xã (40,9% cấp xã); người đứng đầu cơ quan tham mưu của cấp ủy với cơ quan chuyên môn cấp huyện; ban dân vận - MTTQ ở 13/14 địa phương (92,8%); chánh văn phòng 3 bên: Văn phòng cấp ủy, HĐND, UBND ở 2/14 địa phương (14,2%). Đặc biệt, tỉnh đã thực hiện nhất thể hóa bí thư kiêm trưởng thôn, khu ở 1.536/1.565 thôn, khu (98,15%). Việc hợp nhất, số cấp phó giảm đáng kể trong những năm trước. Riêng 6 tháng đầu 2018 đã giảm được 7 cấp phó của sở, ngành và UBND cấp huyện.
Về tinh giản biên chế, việc sắp xếp, hợp nhất các đầu mối nói trên tinh gọn như thế nào? Bà Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy cho biết, thời gian qua đã giảm được 519 biên chế công chức (khối Đảng, đoàn thể giảm 30, khối chính quyền giảm 489), giảm 1.314 người trong biên chế viên chức (đảm bảo theo lộ trình giảm 10% so với số được giao năm 2015). Tiếp tục giảm viên chức hưởng lương từ ngân sách trong đơn vị sự nghiệp tự chủ chi phí, trong đó mục tiêu năm 2018 có trên 1.000 viên chức không hưởng lương từ ngân sách.
Từ nay đến cuối năm, Quảng Ninh phấn đấu thực hiện giảm 2,5% tổng biên chế so với năm 2017. Đồng thời, triển khai hợp nhất một số cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tương đồng cấp ủy, chính quyền ở cấp huyện đã nhất thể hóa chức danh. Cùng với đó là đổi mới công tác quản lý, chuyển đổi mô hình hoạt động, phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; kiên quyết cơ cấu lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả.
Thêm việc nhưng không quá tải
Tại huyện Vân Đồn, đến nay, huyện thực hiện sáp nhập Phòng Dân tộc vào Văn phòng HĐND và UBND huyện; thành lập 2 trung tâm trên cơ sở sáp nhập 5 đơn vị sự nghiệp; sáp nhập 2 thôn thuộc 2 xã; xóa 9/14 điểm trường. Huyện chuyển đổi mô hình hoạt động của 2 đơn vị sự nghiệp; thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính đối với 3 sự nghiệp; nhất thể hóa, kiêm nhiệm đối với 4 chức danh phòng, ban và 7 chức danh chủ chốt cấp xã; 70/79 thôn, khu thực hiện bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, khu...
Cùng với đó, huyện quan tâm xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết 19 của Chính phủ và Chương trình hành động cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh huyện. Hiện trên địa bàn huyện có 323 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh; số doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước chiếm 64,1%...
Tại UBND xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, hôm chúng tôi đến, dù trời mưa nhưng nhiều người dân vẫn đến làm TTHC. Trụ sở xã mới xây dựng được hơn 1 năm, trong đó xã bố trí phòng tiếp dân khá rộng, thoáng tại tầng 1 của trụ sở.
Trao đổi với chúng tôi tại trụ sở UBND xã Đoàn Kết, Phó Bí thư Thường trực kiêm Chủ tịch HĐND huyện Vân Đồn Bùi Văn Cẩn cho biết, thực hiện Đề án 25 của tỉnh, huyện Vân Đồn đã ban hành riêng một đề án, thực hiện nhất thể hoá một số chức danh như Bí thư Đảng ủy xã kiêm Chủ tịch UBND hoặc Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND, điển hình như ở xã Đoàn Kết. Qua thực tiễn cho thấy, việc bố trí nhất thể hóa hai chức danh này ở xã vừa gọn bộ máy, vừa phát huy hiệu quả.
Còn tại UBND phường Bạch Đằng, đây là phường trung tâm của thành phố Hạ Long với hơn 12.000 nhân khẩu, với 7 khu vực dân cư. Cả phường có 23 công chức (UBND tỉnh bố trí phường loại 1 là 23 công chức, ít hơn 2 công chức so quy định của Chính phủ).
Ông Nguyễn Đình Nam, Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng khẳng định, phường xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên quản lý, giáo dục, tập huấn cho cán bộ làm việc với tác phong linh hoạt, thái độ niềm nở, trách nhiệm cao nhất. “Phải làm sao để người dân khi rời trụ sở phường với thái độ thoải mái, không kêu ca, phàn nàn” – ông nói.
Ông Đào Đức Nghĩa – người “ôm” 3 chức danh (Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh kiêm Chủ tịch MTTQ và Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường) thì việc làm kiêm nhiệm 3 chức như vậy cũng không có gì quá tải, miễn là phải nắm rõ nhiệm vụ từng lĩnh vực.
Với quy mô như thế này và với sự quan sát hoạt động tại sảnh của trung tâm, hẳn nhiều người nghĩ “thế đã thấm gì, giờ nhiều tỉnh cũng đã có trung tâm HCC và thậm chí quy mô còn hoành tráng, khang trang hơn”!
Tuy nhiên, phải ngược lại quá trình hình thành, hoạt động và đi sâu vào hiệu quả hoạt động mới thấy rõ tại sao lại là Quảng Ninh chứ không phải địa phương nào khác trở thành địa phương tiên phong và giữ ngôi vị số 1 trong lĩnh vực này.
Còn nhớ, hơn 4 năm trước, ngày 26-3-2014, tại đây đã diễn ra lễ khai trương Trung tâm HCC tỉnh. Thời điểm này, dường như các tỉnh, thành phố khác còn lạ lẫm với khái niệm HCC. Trung tâm ra đời theo Quyết định số 1648/QĐ-UBND, ngày 28-6-2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Đây là một mô hình hoàn toàn mới trong cả nước và làm việc với phương châm “Công khai – Minh bạch – Chính xác – Đúng pháp luật”.
Trung tâm HCC tỉnh là nơi giải quyết TTHC theo quy trình “một thẩm định, một phê duyệt” và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường mạng máy tính. Theo Quyết định số 581/QĐ-UBND ngày 24-3-2014 của UBND tỉnh, bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành được thực hiện tại Trung tâm tỉnh giai đoạn 1 là 457/1.385 thủ tục.
Trung tâm ban đầu thuộc Văn phòng UBND tỉnh, chính điều này khiến vị thế và khả năng giải quyết còn hạn chế. Sau hơn 1 năm thử nghiệm, tới ngày 28-10-2015, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cho phép thí điểm thành lập Trung tâm HCC tỉnh Quảng Ninh trực thuộc UBND tỉnh. Việc đặt trung tâm trực thuộc UBND tỉnh tạo vị thế mới và được Quảng Ninh xác định “là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị”.
Để tạo động lực thực hiện, ngay năm 2016, Tỉnh ủy Quảng Ninh đặt ra là “Nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công”; năm 2017 “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh”. Để tạo sự liên thông, các huyện, xã cũng lần lượt lập ban chỉ đạo và chính quyền điện tử, phân công lãnh đạo UBND phụ trách.
Trung tâm thực hiện 18 nhiệm vụ chủ yếu, trong đó có các nhiệm vụ như: đảm bảo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, môi trường làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin để các cơ quan, đơn vị thực hiện và tiếp nhận giải quyết TTHC, triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Niêm yết công khai, đầy đủ, rõ ràng các quy định TTHC, mức thu lệ phí (nếu có). Kiểm tra, giám sát, theo dõi việc giải quyết TTHC của các cơ quan, đơn vị, hỗ trợ, tư vấn cho tổ chức, cá nhân trong giải quyết hồ sơ…
Theo anh Tô Xuân Thao, Giám đốc Trung tâm HCC, với quy định chức năng, nhiệm vụ như trên là không chồng chéo với các cơ quan, đơn vị khác, đồng thời vẫn bảo đảm sự kết nối, phối hợp dưới sự theo dõi, giám sát của trung tâm.
“Bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả trực tiếp giúp Chủ tịch UBND tỉnh kiểm soát được toàn bộ công tác cải cách TTHC và việc giải quyết của các cơ quan, đơn vị cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong toàn tỉnh” – anh đánh giá.
Không coi là áp lực
Với vai trò đầu mối và là nơi để các cơ quan, đơn vị cử công chức, viên chức đến thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết TTHC của tổ chức, cá nhân, trung tâm không giải quyết thay cho các cơ quan, đơn vị nhưng cán bộ trung tâm được bố trí tham gia ở một số khâu trong quy trình giải quyết.
Với vị trí là cơ quan đặc thù trực thuộc UBND tỉnh, Giám đốc trung tâm có đủ thẩm quyền để trực tiếp trao đổi, làm việc với các thủ trưởng cơ quan chuyên môn (giám đốc các sở, ngành, lãnh đạo các huyện, thành phố) trong việc xử lý, giải quyết các nội dung công việc liên quan.
Cùng với đó, Giám đốc trung tâm có thể kiến nghị, đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.
Còn cán bộ làm nhiệm vụ tại trung tâm thì sao, họ phải tuân thủ những gì và cơ chế nào để kéo họ nhiệt huyết với công việc? Những cán bộ được các sở, ngành cử vào làm việc tại trung tâm HCC không những phải đạt về năng lực mà còn tác phong giao tiếp, khả năng xử lý công việc. Họ phải ở cấp độ cao hơn, chuyên nghiệp hơn để thực hiện được nguyên tắc 4 bước “tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả” ngay tại trung tâm gắn với thời gian rút ngắn.
Do đó, yêu cầu của tỉnh là các sở phải cử những cán bộ ngoài có đủ trình độ, kỹ năng như nêu trên còn phải có thẩm quyền giải quyết (từ phó phòng trở lên), không cử cán bộ làm việc kiểu văn thư, đánh máy…
Thời hạn cán bộ làm việc ở trung tâm ít nhất 12 tháng. Giám đốc trung tâm cũng được giao quyền quản lý với các quy định, chế tài rõ ràng. Dù cán bộ thuộc sở, ngành nào thì khi đầu quân về trung tâm, cán bộ đó phải tuân thủ quy chế làm việc tại đây và sự quản lý của Ban giám đốc trung tâm.
Việc đánh giá, nhận xét cán bộ được thực hiện với các tiêu chí như chấp hành kỷ luật, kỷ cương, văn hoá công sở, thái độ giao tiếp, ứng xử, chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc, số hồ sơ tồn đọng, quá hạn, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức… Hồ sơ này do lãnh đạo Trung tâm HHC đánh giá, hằng năm gửi về sở, ngành, địa phương nơi có cán bộ được cử đến, làm tiêu chí phân loại cán bộ.
8 giờ cho mỗi ngày làm việc, không được tuỳ ý di chuyển khỏi vị trí trong thời gian đảm nhận nhiệm vụ (trừ việc giải quyết thông thường như vệ sinh cá nhân, trao đổi, báo cáo văn bản…), rõ ràng áp lực cả về thời gian và tinh thần không hề nhỏ.
“Vậy liệu có tình trạng vì áp lực mà cán bộ chán nản, xin chuyển việc” – chúng tôi đặt vấn đề. Giám đốc trung tâm Tô Xuân Thao thừa nhận, trước đây từng có cán bộ vì áp lực mà có tâm lý e ngại, muốn di chuyển về chỗ cũ để an nhàn, có thời gian làm việc khác. Tuy nhiên, hiện điều này đã không còn tồn tại.
“Các cán bộ đến đây đã nhận thức rõ trách nhiệm, bổn phận của mình và đã quen với công việc và không coi đó là áp lực. Với tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ tận tình, ứng xử đúng mực đã tạo niềm tin và sự thân thiện với người dân, doanh nghiệp” – anh đánh giá. Đồng thời, để hỗ trợ cán bộ đảm nhiệm công việc này, tỉnh có chế độ hỗ trợ 2 triệu đồng/người/tháng.
Không tồn tại chuyện “dúi phong bì” Ngay tại phòng làm việc của lãnh đạo trung tâm là hàng chục màn hình được lắp đặt nhằm kiểm soát hoạt động trực tiếp qua camera giám sát. Với tính chất công việc của cán bộ phải thường xuyên tiếp xúc giải quyết công việc của người dân, tổ chức, hệ thống camera này chính là tai mắt để lãnh đạo trung tâm giám sát hoạt động các cán bộ tại từng cửa, đồng thời là sự giám sát của cơ quan Kiểm tra - Thanh tra tỉnh cùng lãnh đạo sở, ngành chủ quản. Do đó, tinh thần, thái độ của cán bộ giải quyết công việc hành chính trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải đúng mực, không được cáu gắt, có thái độ thiếu văn hoá, bởi một hành vi ứng xử sai thì cả trăm người đều có thể quan sát được qua camera giám sát chứ chưa cần phải đợi tới phản ứng, tố giác của người dân. Tất nhiên, chuyện “dúi phong bì” – một lệ diễn ra ở các nơi giải quyết TTHC thì tại đây không có chỗ tồn tại. |
Thực tiễn sống động tại Quảng Ninh - “quán quân” cải cách hành chính –
Bài 3
Với phương châm “thông thoáng, khẩn trương, đúng pháp luật, đúng nghiệp vụ”, kết quả cải cách hành chính trong Công an tỉnh Quảng Ninh đã góp phần tích cực vào việc cải thiện các chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI); chỉ số CCHC (PAR INDEX), chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS).
Chuyển động tại Công an tỉnh
Trong cải cách hành chính (CCHC), thực hiện mô hình trung tâm hành chính công thì những phần việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an tỉnh Quảng Ninh chiếm tỉ lệ khá lớn, thuộc các lĩnh vực: giao thông (đăng ký phương tiện cơ giới), phòng, chữa cháy, hộ khẩu, hộ chiếu, căn cước công dân…
Với phương châm “thông thoáng, khẩn trương, đúng pháp luật, đúng nghiệp vụ”, kết quả CCHC trong Công an tỉnh Quảng Ninh đã góp phần tích cực vào việc cải thiện các chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI); chỉ số CCHC (PAR INDEX), chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS)…
Hỏi thẳng, đáp ngay trên trang Fanpage
Trên trang Fanpage của Trung tâm hành chính công (HCC) Quảng Ninh, nhiều câu hỏi người dân liên quan đến thủ tục làm hộ chiếu, hộ khẩu, đăng ký phương tiện cơ giới…
Công dân có nick “Dioto Mario” viết: “Ad ơi cho e hỏi, e muốn làm lại hộ chiếu cần những gì ạ. Hộ chiếu của e bị hư do dính nước. E xin cảm ơn”.
Trung tâm HHC trả lời: “Chào bạn! Trường hợp của bạn trước tiên cần đến Phòng Xuất nhập cảnh - Công an tỉnh để viết đơn xác nhận trường hợp hộ chiếu bị hư hỏng. Sau đó mang theo CMND/CCCD, sổ hộ chiếu cũ, đơn xin xác nhận đến Trung tâm HCC tỉnh để làm thủ tục cấp đổi hộ chiếu nhé”.
Một người dân bày tỏ cảm xúc trên trang: “Hôm nay, ngày 9-5-2018, hai vợ chồng tôi là Trần Việt Khuê và Phạm Thị Thành đi đổi hộ chiếu tại bàn 27. Cháu Vũ Thị Hải Long tuy hết giờ làm việc buổi sáng, cháu vẫn làm giúp cho hai ông bà vì tuổi cao. Vợ chồng tôi rất cảm động”!
Công an Quảng Ninh giải quyết TTHC tại Trung tâm hành chính công của tỉnh.
Tại Trung tâm HCC tỉnh Quảng Ninh, số lượng người đến làm TTHC về cấp, đổi hộ chiếu khá nhiều. Cùng với đó, việc thí điểm cấp thẻ căn cước công dân được Công an Hạ Long đưa vào Trung tâm HCC bắt đầu từ ngày 22-1-2018.
Ngoài ra, tại Móng Cái, Cẩm Phả, Vân Đồn, Uông Bí, Hạ Long…, Công an tỉnh đã rà soát, báo cáo Bộ Công an lựa chọn, đăng ký đưa các TTHC thường xuyên giao dịch với tổ chức, cá nhân sang thực hiện tại trung tâm HCC các cấp.
Từ giữa năm 2014, Công an tỉnh đã đưa các TTHC thuộc lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh sang giải quyết tại Trung tâm HCC tỉnh, gồm: cấp, cấp lại, sửa đổi hộ chiếu phổ thông; đăng ký thường trú tại Quảng Ninh cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; cấp, đổi thẻ thường trú cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; cấp phép vào khu vực biên giới cho người nước ngoài.
Tiếp đó, đã bổ sung 5 TTHC về phòng, chữa cháy và 3 thủ tục về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, khắc con dấu. Hiện tại, Công an tỉnh có 18 TTHC (chiếm 19,8%), thuộc 3 lĩnh vực giải quyết tại Trung tâm HCC của tỉnh. Tại 14 huyện, thị, thành phố, đã rà soát, đưa các thủ tục sang giải quyết tại trung tâm HCC, chủ yếu về đăng ký, quản lý cư trú và cấp chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Đại tá Trịnh Ngọc Quyên, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, Công an tỉnh đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ chức năng không ngừng cải tiến lối làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết TTHC, duy trì tiếp nhận và trả kết quả đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi, thực hiện niêm yết công khai các khoản phí, lệ phí…
Từ ngày 1-11-2015 tới nay, các bộ phận chức năng thuộc Công an tỉnh tại Trung tâm HCC tỉnh đã tiếp nhận, giải quyết 2.788 yêu cầu thuộc lĩnh vực đăng ký, quản lý con dấu; 838 yêu cầu về quản lý kinh doanh có điều kiện và 72.918 yêu cầu về quản lý xuất, nhập cảnh. Đối với Công an các huyện, thị, thành phố, do lộ trình triển khai xây dựng trung tâm HCC chưa đồng bộ nên còn có sự khác nhau.
Đại tá Trịnh Ngọc Quyên khẳng định, qua theo dõi, đánh giá của trung tâm HHC các cấp, 100% các hồ sơ đề nghị giải quyết đều được trả trước và đúng hạn. Thái độ, tác phong giao tiếp ứng xử của cán bộ, chiến sĩ đúng mực, thường xuyên có kiểm tra, theo dõi. Công an tỉnh bố trí 6 cán bộ chuyên trách thuộc các phòng nghiệp vụ làm việc tại Trung tâm HCC của tỉnh. Tại các trung tâm HHC cấp huyện, căn cứ số lượng thủ tục, mỗi địa phương bố trí từ 1 đến 3 cán bộ thường trực tiếp nhận.
Về cơ sở vật chất tại Trung tâm HCC được bố trí khang trang, đồng bộ, trong đó tại khu làm việc giải quyết TTHC quản lý hành chính về trật tự xã hội được trang bị 2 máy tính có kết nối internet, 1 máy in, 1 máy fax và 1 thiết bị đánh giá sự hài lòng của người đến giải quyết thủ tục.
Khu giải quyết TTHC về xuất, nhập cảnh được trang bị tới 5 máy tính, 3 máy in, 2 máy scan, photo, 1 máy fax và 2 thiết bị đánh giá sự hài lòng của người đến giải quyết thủ tục.
Khi triển khai hệ thống tiếp nhận, xử lý tờ khai điện tử đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông, được trang bị thêm 10 bộ vi tính, 2 máy in laser, 1 máy in biên lai.
Cùng việc ứng dụng các phần mềm do trung tâm HCC cung cấp như phần mềm chính quyền điện tử, cổng thông tin điện tử, phầm mềm giám sát, thống kê tình hình giải quyết TTHC, hệ thống thông tin qua SMS, Công an tỉnh đang thực hiện ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý xuất nhập cảnh và chương trình tiếp nhận, xử lý tờ khai điện tử đề nghị cấp, đổi hộ chiếu phổ thông.
Tất cả TTHC của Công an tỉnh tại trung tâm HCC đang được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 2. Từ tháng 9-2017, Công an tỉnh đưa vào triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với thủ tục cấp, sửa hộ chiếu phổ thông.
Lấy chỉ số hài lòng của người dân làm thước đo
Theo Đại tá Trịnh Ngọc Quyên, qua theo dõi, đánh giá công tác CCHC của Công an Quảng Ninh đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Đó là đã thực hiện tốt cơ chế một cửa, giúp giảm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Bình quân, đã rút thời gian trả kết quả từ 7 ngày xuống còn 3 ngày đối với lĩnh vực quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện; từ 4 ngày còn 3 ngày đối với quản lý vũ khí, vật liệu nổ; từ 15 ngày xuống còn 3 ngày đối với thủ tục tách hộ khẩu...
Đối với các TTHC chưa đủ điều kiện đưa sang giải quyết tại trung tâm HHC thì tiếp tục tiếp nhận tại bộ phận một cửa ở các đơn vị. Sáu tháng đầu năm 2018, riêng hồ sơ cấp căn cước công dân đã lên tới hơn 5 vạn, chiếm tỉ lệ cao nhất. Đối với đăng ký, quản lý phương tiện giao thông, đã tiếp nhận, giải quyết cho gần 1,2 vạn hồ sơ.
Do trung tâm HCC của tỉnh mặt bằng còn hạn hẹp nên hiện việc đăng ký cấp, đổi biển số phương tiện cơ giới được bố trí ở địa điểm khác, chưa đưa về Trung tâm HCC. Về quản lý xuất nhập cảnh, đã tiếp nhận, giải quyết đề nghị cấp hộ chiếu cho hơn 1,5 vạn lượt; tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh cho gần 12 vạn lượt người.
Đặc biệt, hiện Công an tỉnh đẩy mạnh việc trả căn cước công dân, kết quả giải quyết hộ chiếu, hộ khẩu, đăng ký phương tiện giao thông bằng dịch vụ chuyển phát nhanh đến địa chỉ người nhận, đảm bảo việc giao, trả đúng hạn, không thất lạc. Thường xuyên rà soát, triển khai việc thực hiện cấp giấy tờ công dân tại nhà vào các ngày nghỉ cho đối tượng chính sách, người có công (đã cấp lưu động cho hơn 3.400 người).
Hiện, Công an Quảng Ninh tiếp tục triển khai, khai thác và nâng cấp nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ các yêu cầu công tác như đưa vào khai thác dự án ứng dụng công nghệ giám định ADN phục vụ phòng, chống tội phạm. Rà soát hạ tầng mạng máy tính nội bộ để triển khai cơ sở dữ liệu dùng chung của bộ đến Công an cấp huyện.
Tập trung thực hiện mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001:2008, gồm: sổ tay chất lượng; 6 quy trình hệ thống quản lý bắt buộc (kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ, đánh giá nội bộ, kiểm soát sự không phù hợp, quy trình khắc phục, quy trình phòng ngừa) cùng 17 quy trình giải quyết TTHC.
Những chuyển động về cải cách TTHC của Công an Quảng Ninh nằm trong xu hướng vận động của tỉnh, đó là thực hiện được nguyên tắc 4 bước “tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả” với thời gian rút ngắn, đồng thời nâng cao tác phong, thái độ ứng xử của cán bộ, chiến sĩ với người dân, tổ chức, tạo hình ảnh thân thiện, hoà nhã, lấy chỉ số hài lòng của người dân làm thước đo…