Một trong những vấn đề quan trọng được thẳng thắn chỉ ra và thảo luận tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa qua là biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Bài viết của tác giả TRƯƠNG MINH TUẤN tiếp cận, nhận diện vấn đề này trong lĩnh vực báo chí, chỉ rõ một số xu hướng, hiện tượng,… có nguồn gốc từ yếu tố chủ quan, có thể tác động tiêu cực, đẩy tới quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Kết luận Hội nghị toàn quốc Ngành Tổ chức xây dựng Đảng năm 2016 (Kết luận số 01-KL/BTCTW ngày 2-4-2016) đồng chí Trưởng Ban BTCTƯ nhấn mạnh: BTCTƯ phải chủ động nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cho năm 2016 và cả nhiệm kỳ.
Trong suốt quá trình cách mạng 86 năm từ khi Đảng ra đời đến nay, công tác tổ chức xây dựng đảng (TCXD), hệ thống các cơ quan tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác TCXD đảng của Đảng bộ tỉnh Gia Lai ngày càng trưởng thành, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc. Qua từng giai đoạn, hệ thống các cơ quan tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác TCXD đảng ở địa phương ngày càng trưởng thành. Từ chỗ chỉ có 1 đồng chí cấp ủy trực tiếp phụ trách, đến nay có trên một ngàn cấp ủy viên phụ trách công tác TCXD đảng và 160 cán bộ chuyên trách công tác TCXD đảng cấp ủy ở tỉnh, huyện, thị, thành phố và tương đương.
Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, là sự kiện chính trị vô cùng trọng đại của cách mạng nước ta, là dấu ấn lịch sử đối với sự hình thành và phát triển công tác tổ chức của Đảng. Từ những ngày đầu mới thành lập, Đảng đã nhận thức được: Công tác tổ chức, xây dựng đảng có tầm quan trọng đặc biệt, là một bộ phận chủ yếu hợp thành và có tính chất quyết định thắng lợi trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Trong sinh hoạt đảng, phê bình là hình thức tổ chức đảng, đảng viên nêu và đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của tổ chức đảng, cá nhân đảng viên được phê bình nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của cán bộ, đảng viên. Đảng Cộng sản Việt Nam “lấy tự phê bình và phê bình làm quy luật phát triển của Đảng. Đảng luôn khuyến khích và mở rộng tự phê bình và phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên”...
Ngày 10-10-1954, trong rừng Cờ đỏ sao vàng, năm cửa ô ngập tràn niềm vui chiến thắng đón chào đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô. Tinh thần Ngày Giải phóng Thủ đô cùng với tình yêu Hà Nội luôn thấm đẫm trong mỗi người dân, là ngọn lửa vĩnh cửu, giúp Đảng bộ và nhân dân Hà Nội vượt qua khó khăn, cùng đoàn kết, góp sức xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng với niềm tin yêu của cả nước.
Sáng 9-10, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng khai mạc Hội nghị. Tạp chí Xây dựng Đảng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư (ảnh bên).
Thực hiện Thông báo số 223/TB-TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 2-2-2008 của BCH Trung ương về thực hiện thí điểm chủ trương nhất thể hóa hai chức danh cán bộ chủ chốt ở cơ sở, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng kế hoạch số 23-KH/BTCTU ngày 25-9-2008 về “thực hiện thí điểm bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn”. Đến nay, thành phố có 52 xã, phường, thị trấn (16,14%) thực hiện thí điểm chủ trương này, trong đó có 16 bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn là nữ. Quá trình thực hiện, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã rút ra một số ưu điểm và hạn chế của mô hình này.
Đại hội XII của Đảng đề ra sáu nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, trong đó có nhiệm vụ: “Tiếp tục đổi mới phương thưc lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.