Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Cà Mau
h” nơi vùng ven
            Khẩn trương tuyển dụng giáo viên
            31/08/2022 10:49
            (CMO) Ngày 31/8, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi làm trưởng đoàn giám sát đã làm việc với UBND huyện Trần Văn Thời về việc thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn huyện.
            Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi phát biểu tại cuộc giám sát.
            Theo báo cáo, toàn huyện có 57 cơ sở thờ tự tín ngưỡng dân gian, chủ yếu thuộc các loại tín ngưỡng như: thờ Bà Thiên Hậu, thờ Bà Chúa Xứ, Lăng Ông, đình. Có 6 tôn giáo với 16 cơ sở thờ tự với hơn 10.100 tín đồ (là người dân tộc thiểu số hơn 1.800 người), có 35 chức sắc, 173 chức việc và 7 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung thuộc các hệ phái Tin Lành khác nhau.
            Đối với các hiện tượng tôn giáo mới (đạo lạ, tà đạo) chưa phát hiện trên địa bàn huyện, cũng như các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật và hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài.
            Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Võ Quốc Thống cho biết, lĩnh vực tôn giáo được cấp trên quan tâm chỉ đạo kịp thời, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Huyện uỷ, HĐND huyện, sự phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện, từ đó các hoạt động tôn giáo trên địa bàn đều thực hiện tốt các quy định của chính quyền địa phương, không có trường hợp nào vi phạm trong hoạt động tôn giáo, các mâu thuẫn, tranh chấp, yêu cầu, khiếu kiện được giải quyết kịp thời.
            Thời gian qua, các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đều thực hiện tốt các quy định của chính quyền địa phương (Trong ảnh: Chùa Rạch Cui, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời)      Ảnh: Báo Cà Mau

Thời gian qua, các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đều thực hiện tốt các quy định của chính quyền địa phương (Trong ảnh: Chùa Rạch Cui, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời). Ảnh: Báo Cà Mau

Sống "Tốt đời, đẹp đạo"

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 6 tôn giáo có tư cách pháp nhân, gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo và Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam với 147 cơ sở thờ tự và 87 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của đạo Công giáo và Tin lành; 483 chức sắc, 1.399 chức việc và 390.692 tín đồ (chiếm 28,4% dân số của tỉnh) và nhiều loại hình tín ngưỡng, trong đó, tín ngưỡng phổ biến là thờ cúng ông bà tổ tiên và thờ Mẫu.

Các tôn giáo có đường hướng và phương châm hành đạo riêng nhưng đều chung một định hướng là sống “tốt đời, đẹp đạo”. Nhiều chức sắc, tín đồ tiêu biểu có sáng kiến trong sản xuất. Nhiều người là doanh nhân tiên phong trên mặt trận kinh tế.

Dưới sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, nhân dân và tín đồ các tôn giáo đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng quê hương. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo tham gia tích cực vào đời sống chính trị, xã hội. Có 29 đại biểu trúng cử HĐND các cấp nhiệm kì 2021-2026; hàng trăm vị là thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Điều này khẳng định các tổ chức tôn giáo đã xây dựng, thực hiện đường hướng hành đạo đồng hành cùng dân tộc và có ý thức trách nhiệm cao với quê hương, đất nước.

Chức sắc, tín đồ các tôn giáo tham gia xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, tích cực tuyên truyền, vận động tín đồ thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, xây dựng nông thôn mới, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc…

Hằng năm, các tổ chức tôn giáo tại Cà Mau đồng hành cùng Nhà nước thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội thông qua hoạt động xã hội từ thiện như: xây cầu, lộ giao thông nông thôn, nhà tình thương, bếp ăn tình thương tại các bệnh viện…, nuôi dạy trên 150 em mồ côi, khuyết tật (Phật giáo, Công giáo); thành lập lưu xá hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn lưu trú học tập; tham gia chủ trương xã hội hóa giáo dục, thành lập 20 trường mẫu giáo tư thục và điểm giữ trẻ (Công giáo); có trên 50 phòng thuốc nam, tủ thuốc chuẩn trị đông y (Cao đài, Tịnh độ cư sỹ phật hội Việt Nam và Phật giáo Hòa Hảo) và chương trình chữa bệnh miễn phí cho người bệnh phong (Công giáo, Tin lành); đóng góp hàng tỷ đồng vào quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ thiên tai, bão lụt. Đặc biệt năm 2021, cá nhân, tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cà Mau đóng góp cho Quỹ vắc-xin phòng, chống COVID-19 gần 1 tỷ đồng.

Tín đồ các tôn giáo sinh hoạt bình thường tại gia đình và nơi thờ tự theo nghi lễ truyền thống của tôn giáo mình; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng ổn định theo đúng hiến chương, điều lệ tổ chức, tuân thủ pháp luật.

Sự hòa hợp giữa các tôn giáo thể hiện qua việc chức sắc, chức việc của tôn giáo này dự lễ trọng, mít tinh của tôn giáo khác. Việc tự nguyện đóng góp, giúp đỡ của tín đồ tôn giáo này cho tín đồ tôn giáo khác và những người không theo tôn giáo trở nên phổ biến hơn, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó giữa các tôn giáo, giữa đạo và đời cùng thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Đồng hành cùng các tôn giáo

Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau luôn quan tâm, chỉ đạo toàn diện công tác tôn giáo. Ngoài cơ quan Ban Tôn giáo tham mưu trực tiếp cho UBND tỉnh, Tỉnh ủy Cà Mau còn thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết các vấn đề về dân tộc, tôn giáo tham mưu giúp cho Tỉnh ủy, Ban Thường vụ có chủ trương chỉ đạo kịp thời các vấn đề về dân tộc, tôn giáo.

Cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo Cà Mau thường xuyên tổ chức thăm, chúc mừng các chức sắc, tín đồ tôn giáo nhân các ngày lễ, Tết, thực hiện tốt việc đối thoại với các tổ chức tôn giáo, động viên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tôn giáo tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giải quyết tốt nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào tôn giáo và các vấn đề có liên quan đến hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật như: đất đai, cơ sở thờ tự, đăng kí phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển, bổ nhiệm chức sắc, chức việc…; tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm an ninh, trật tự vào các dịp lễ, hội của các tôn giáo; tuyên truyền, vận động tổ chức các hoạt động lễ nghi tôn giáo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo, dân tộc vu cáo ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, xâm phạm an ninh quốc gia của các thế lực thù địch.

Từ khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đến nay, UBND tỉnh Cà Mau đã chấp thuận thành lập 4 tổ chức tôn giáo trực thuộc (họ đạo Cao đài Tây Ninh Cái Nước; giáo xứ Khánh Minh; chùa Thiền Lâm Phật Cổ; chùa Khai Long) và chấp thuận 4 đoàn tôn giáo nước ngoài đến hoạt động tại tỉnh (3 đoàn Mỹ và 1 đoàn Niu Di Lân); cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 5 tổ chức tôn giáo (2 Công giáo, 2 Phật giáo và 1 Cao đài); chấp thuận cấp phép 12 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cho các tổ chức tôn giáo trong tỉnh (Công giáo, Tin lành); tiếp nhận gần 100 trường hợp thuyên chuyển, phong phẩm, bổ nhiệm chức sắc, chức việc, nhà tu hành…

Hầu hết cơ sở thờ tự của các tôn giáo tại Cà Mau được sửa chữa, xây dựng mới với quy mô lớn; định kì 6 tháng, 1 năm, đại diện các ngành chức năng cấp tỉnh do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì tổ chức đối thoại với chức sắc đại diện các tôn giáo, để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các tổ chức tôn giáo, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, yêu cầu chức sắc, người đứng đầu các tôn giáo cảnh giác, đấu tranh phản bác các luận điệu lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tôn giáo xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thời gian tới, Cà Mau tiếp tục thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo, nhất là Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 10-1-2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Chỉ thị 09/CT-BCA-V28 ngày 19-8-2014 về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo” nhằm tạo sự thống nhất về chủ trương, biện pháp công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo gây mất an ninh, trật tự. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, gắn kết chặt chẽ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” và các phong trào khác để xây dựng mỗi địa phương, cơ sở thành những điểm sáng toàn diện về phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, trật tự. Kịp thời biểu dương, khen thưởng chức sắc, chức việc tôn giáo, quần chúng tín đồ có thành tích xuất sắc để động viên, khích lệ tinh thần, thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển ngày càng vững mạnh.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về công tác tôn giáo cho cán bộ, hệ thống chính trị các cấp, nhất là ở cơ sở, lực lượng trực tiếp làm công tác tôn giáo cũng như trong chức sắc và tín đồ các tôn giáo. Bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo phù hợp với đường lối đổi mới, xu thế hội nhập khu vực và quốc tế; thực hiện tốt công tác quản lí nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội và chăm lo phát triển kinh tế cho đồng bào tôn giáo.

Tiếp xúc thường xuyên, nắm bắt đặc điểm của tôn giáo, của chức sắc, từng bước nâng chất lượng mối quan hệ, định hướng hoạt động của tôn giáo đồng hành cùng dân tộc. Thông qua công tác này, tăng cường công tác nắm tình hình, phát hiện kịp thời, âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng ngọn cờ đối lập trong tôn giáo, chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ, xác định đúng đối tượng tranh thủ, đối tượng đấu tranh, cần cô lập, phân hóa không để thế lực thù địch, phản động lợi dụng hoạt động chống phá.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất