Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Ngày 30-1-2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 07/NQ-CP giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

51 nghìn tỷ đồng chi trả các chế độ BHXH, BHTN

Tính đến ngày 30-1-2023, BHXH Việt Nam đã cấp số tiền trên 51 nghìn tỷ đồng để cơ quan BHXH 63 tỉnh, thành phố chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người tham gia.

Việt Nam ủng hộ mở rộng Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc

Ngày 26-1, tại trụ sở Liên hiệp quốc ở Niu Óoc, Tiến trình đàm phán liên chính phủ (IGN) về cải tổ Hội đồng Bảo an tại Khóa họp 77 của Đại Hội đồng LHQ đã nhóm họp phiên đầu tiên về vấn đề đại diện công bằng và tăng ủy viên HĐBA LHQ.

Việt Nam chung tay thúc đẩy hợp tác quốc tế về bình đẳng giới

Ngày 25-1, tại trụ sở ở Pa-ri, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã tổ chức “Đối thoại toàn cầu chống tin giả về các vấn đề giới” và “Đối thoại giữa các thế hệ lãnh đạo nữ” nhằm kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ trong đa phương.

Những sứ giả hòa bình tại Cộng hòa Nam Xu-đăng

Trở thành những chiến sĩ Công an Việt Nam đầu tiên đặt chân lên vùng đất Trung Phi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình (GGHB) của Liên hiệp quốc, Đại tá Lê Quốc Huy, Trung tá Vũ Việt Hùng và Trung tá Lương Thị Trà Vinh đã có nhiều trải nghiệm sau 3 tháng thực hiện nhiệm vụ tại Cộng hòa Nam Xu-đăng. Đây là năm đầu tiên họ ăn Tết xa nhà, giữa muôn vàn khó khăn tại nơi tiếng súng đạn có thể vang lên bất kể lúc nào, giữa cái nắng cháy da mùa khô xứ Trung Phi.

Những chuyển biến tích cực trong công tác nhân quyền tại các địa phương

Với sự nỗ lực của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của Ban Chỉ đạo Nhân quyền (BCĐNQ) các tỉnh, thành phố trên cả nước, công tác nhân quyền tại các địa phương đã có những chuyển động tích cực, đi vào chiều sâu, nền nếp, bài bản, tạo nền tảng vững chắc, khí thế hứng khởi cho năm mới 2023.

Giải quyết những thách thức về nhân quyền trong năm 2023

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang đứng trước những biến chuyển sâu sắc của thế giới trong thế kỷ này. Các xu thế nghịch đảo lẫn nhau, nhất là đối đầu giữa các cường quốc, đã và sẽ tác động tiêu cực đến việc thực thi, bảo đảm và bảo vệ quyền con người (QCN) của nhân loại nói chung, ASEAN nói riêng. Nội bộ khối cũng đang chuyển mình sau gần 10 năm hình thành Cộng đồng với những vấn đề mới nổi lên. Tuy nhiên, tin tưởng rằng trong khả năng và nỗ lực của cả Cộng đồng, ASEAN có thể biến nguy cơ thành cơ hội cùng có lợi, “không bỏ ai lại phía sau”.

Ưu tiên mọi nguồn lực hỗ trợ, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Với mục tiêu củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở Hiến pháp năm 2013: “các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển” và “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số (DTTS) phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”, Việt Nam đã nghiêm túc triển khai các nghĩa vụ và cam kết quốc tế đối với lĩnh vực quyền con người nói chung và quyền của người DTTS nói riêng.

Những kết quả tích cực trong việc bảo đảm quyền của nhóm dễ bị tổn thương

Bảo đảm an sinh xã hội, trợ giúp xã hội là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa sâu sắc, đồng thời cũng là nền tảng góp phần thực hiện công bằng xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong năm 2022, việc bảo đảm quyền của nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là đối với người cao tuổi (NCT), người khuyết tật (NKT) và các đối tượng bảo trợ xã hội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Vẫn là luận điệu sai lệch và lạc lõng về tự do tôn giáo tại Việt Nam!

Lâu nay, Mỹ thường ra các loại báo cáo đánh giá về tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo và mua bán người ở quốc gia khác, trong đó có Việt Nam với những thông tin tiêu cực. Cùng với đó là việc phân loại các nước cần quan tâm, chú ý vì đã không đáp ứng những tiêu chí của riêng Mỹ đặt ra. Và gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ công bố đưa Việt Nam danh sách quốc gia cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo (Special Watch List - SWL) mà không đưa ra bất cứ căn cứ, cơ sở nào cho việc xếp loại này. Thực tế, không quốc gia nào có quyền đứng trên và phán xét công việc nội bộ của nước khác, nhất là khi việc phán xét dựa trên những thông tin sai lệch, vô căn cứ.

Mới nhất

Xem nhiều nhất