Hội thảo khoa học: Lý luận và thực tiễn về công tác tổ chức xây dựng đảng
Đồng chí Say-sin Săn-ti-vông ( thứ ba từ trái sang) chủ trỉ Hội thảo

Về những vấn đề chung trong công tác xây dựng đảng, tham luận “Lý luận, thực tiễn về phát huy dân chủ trong Đảng CS Việt Nam”, đồng chí Phạm Mạnh Khởi (Phó vụ trưởng Vụ Cơ sở đảng) nhấn mạnh vai trò, vị trí, ý nghĩa của việc phải mở rộng dân chủ, trong Đảng. Tham luận rút ra một số kinh nghiệm để thực hiện tốt dân chủ ở Việt Nam: thực hiện tốt nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”; tránh “dân chủ hình thức”; phát huy cao nhất phong cách dân chủ của người chủ trì; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên; tiếp tục hoàn thiện quy chế bầu cử trong Đảng.
Tham luận “Về quy chế bầu cử trong Đảng Cộng sản Việt Nam” do TS. Nguyễn Văn Tùng (Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức - Điều lệ) đề cập việc xây dựng và ban hành Quy chế bầu cử là cơ sở pháp lý cho việc bầu cử trong công tác tổ chức của Đảng. Quy chế đã đáp ứng yêu cầu về công tác xây dựng đảng trong tình hình mới. Trong quá trình thực hiện, có một số quy định được xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với nội dung yêu cầu của Quy chế bầu cử về hình thức phiếu bầu; số lượng ban kiểm phiếu; quy định về đối tượng và phạm vi điều chỉnh; các hình thức bầu cử...


   

TS. Nguyễn Văn Tùng trao đổi với đại biểu BTCTƯ Đảng NDCM Lào về quy chế bầu cử trong Đảng

.  

Với tham luận “ Thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình trong Đảng” do TS. Lê Văn Hội (chuyên viên cao cấp, Vụ Đảng viên) đã khái lược lại quá trình thực hiện phê bình và tự phê bình trong Đảng CS Việt Nam thời gian qua. Tham luận rút ra một số kinh nghiệm việc thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình của Đảng CS Việt Nam như ban hành chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn phù hợp; thực hiện thường xuyên, liên tục, dân chủ, công khai trong Đảng; cán bộ, đảng viên không phân biệt chức vụ tiến hành kiểm điểm một cách nghiêm túc; các chi bộ, hằng tháng, quý, 6 tháng, năm tự phê bình và phê bình; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát…

Về công tác cán bộ, hai Ban Tổ chức đã có một số tham luận xoay quanh chủ đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, dân tộc, thực hiện chính sách cho cán bộ lãnh đạo cao cấp, công chức, viên chức, người có công và đào tạo cán bộ tại nước ngoài. Với tham luận “Thực hiện chính sách cho cán bộ lãnh đạo cấp cao” đồng chí Cao Anh Thắng (Phó vụ trưởng Vụ Chính sách cán bộ) đã phản ánh cách làm, chế độ chính sách thực hiện cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cao cấp thông qua quy định mà Chính phủ Việt Nam ban hành. Nữ đồng chí VI LAY VĂN PHÊNH SA VẮT  (Vụ trưởng Vụ Đào tạo cán bộ ) đã phản ánh cách làm của nước Lào qua tham luận “Thực hiện chính sách cán bộ, công chức và người có công ở Cộng hoà DCND Lào”. nước Lào thời gian qua đã có chính sách cụ thể đối với cán bộ - công chức về chế độ tiền lương; các khoản phụ cấp; chế độ nâng ngạch, nâng cấp và lên chức; chính sách bảo hiểm xã hội… Chính sách đối với người có công quy định đối tượng là cán bộ tham gia cách mạng trước 1954, anh hùng, chiến sỹ thi đua và thương binh đặc biệt; thân nhân liệt sỹ; cán bộ cơ sở: cán bộ xã, du kích đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu… Nội dung chính sách tập trung giải quyết những vấn đề về đất đai, nhà ở, xe; phụ cấp thương binh và người chăm sóc thương binh; phụ cấp gia đình có người hy sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc; phụ cấp bố mẹ liệt sỹ. Việc thực hiện chính sách cho cán bộ công chức và người có công đã tạo được niềm tin và sự đoàn kết trong đội ngũ cán bộ; giải quyết cơ bản những vấn đề khó khăn trong đời sống, làm cho đội ngũ cán bộ ổn định, yên tâm cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


 Đoàn đại biểu BTCTƯ Đảng NDCM Lào tại Hội thảo.
 

Đồng chí Vũ Trung Dũng (Phó Văn phòng Đề án 165) đã trao đổi “Kinh nghiệm triển khai đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài”. Tham luận đã phản ánh cách tổ chức hoạt động và kết quả đạt được của Đề án thời gian qua đã góp phần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị theo yêu cầu của từng vị trí công tác.
Tham luận “Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ và quản lý, sử dụng cán bộ theo hướng chỉ đạo của Đảng NDCM Lào hiện nay” do TS. KHĂMSEN THĂMMAVÔNG (Phó vụ trưởng Vụ Đào tạo cán bộ) đã đưa ra một số kinh nghiệm như chính sách quản lý người đi học theo vốn của nhà nước thì nhà nước phân công công tác theo nghiệp vụ đã học; lựa chọn nội dung đào tạo cán bộ phù hợp; lựa chọn đào tạo cán bộ có năng lực, có sức khỏe, tinh thần yêu nước đưa đi đào tạo… Vấn đề “Thực hiện sự kiêm nhiệm hai chức danh lãnh đạo và cán bộ lãnh đạo - quản lý không phải người địa phương” do Ths. BUTSAĐY THANAMƯƠNG (nữ Phó vụ trưởng Vụ Quản lý cán bộ) đã nêu cách chỉ đạo, thực hiện vấn đề kiêm nhiệm hai chức danh lãnh đạo, quản lý ở CHDCND Lào như xây dựng pháp chế riêng chế độ kiêm chức thành pháp luật, có văn bản quy phạm pháp luật cần thiết; tuyển chọn cán bộ phải đảm bảo tiêu chuẩn; tiến hành qui hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thành một hệ thống hoàn thiện và gắn với các ngành để làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch chi tiết trong việc bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ và việc bố trí, sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý trước mắt và lâu dài; xây dựng hệ thống chính sách phù hợp; trẻ hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Tham luận “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, cán bộ dân tộc” do TS. Bùi Anh Dũng (chuyên viên cao cấp Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ) đã phân tích những thuận lợi, khó khăn trong công tác cán bộ nữ. Từ đó rút ra 6 kinh nghiệm từ thực tiễn: nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị, đặc biệt trong cấp ủy các cấp; làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo; thực hiện tốt công tác tạo nguồn cán bộ nữ; nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng; bổ sung, hoàn thiện chính sách; tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của các cấp uỷ đảng, chính quyền. Về đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số Đảng và Nhà nước Việt Nam có sự quan tâm đặc biệt; thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng; coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ bổ sung cho cơ sở; các cấp ủy tích cực xây dựng quy hoạch và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể; tăng cường cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt đến công tác ở vùng dân tộc; có chính sách phù hợp...


 TS. Sẻng khăm đoong PHOM MẠ PHAN NHA (Phó Vụ trưởng Vụ Bảo vệ cán bộ) mang đến Hội thảo kinh nghiệm sinh động về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng NDCM Lào.  

Tham luận “Việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược) do đồng chí THÔNG CHĂN KHÔNG PHUM KHĂM (Vụ trưởng Vụ Quản lý cán bộ) trình bày đã phản ánh cách làm: tiến hành rà soát lại đội ngũ cán bộ đang giữ chức vụ dưới đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược hiện tại. Nghiên cứu, củng cố lại các quy định chi tiết liên quan đến tiêu chuẩn cán bộ. Quy định cơ chế, biện pháp việc lựa chọn nhân sự. Lập kế hoạch cụ thể trong việc nâng cao trình độ cho cán bộ cấp lãnh đạo - quản lý trong quy hoạch cán bộ được phê duyệt. Tăng cường việc quản lý cán bộ trong qui hoạch, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trung ương gắn chặt với thực hiện giám sát, kiểm tra.

Về xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, tham luận “Kinh nghiệm của một số cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ của Đảng và chính quyền” do TS. VI SÚC PHÔM PHI THẶC (Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức Điều lệ) đã đề xuất 6 kinh nghiệm như kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ; đánh giá, lựa chọn và sắp xếp lại cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ trong các bộ, ngành thuộc Trung ương, kiên quyết đưa người không đủ tiêu chuẩn và đạo đức ra khỏi cơ quan làm tổ chức cán bộ. Lựa chọn, bố trí những người làm công tác tổ chức phải lấy tiêu chuẩn làm chính. Đổi mới phương pháp làm việc.
Tham luận “Lý luận - Thực tiễn về củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn” do đồng chí Phạm Mạnh Khởi (Phó vụ trưởng Vụ Cơ sở đảng) trình bày đã phản ánh kinh nghiệm từ thực tiễn như tăng cường lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng; làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng; thực hiện nghiêm túc, có nền nếp sinh hoạt đảng định kỳ; chặt chẽ trong đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên cuối năm, khắc phục bệnh thành tích, bảo đảm phản ánh đúng chất lượng của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên hiện nay; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. TS. SẺNG KHĂM DOONG - PHOM MẠ PHAN NHA (Phó vụ trưởng Vụ Bảo vệ đảng, cán bộ) đã tham luận về vấn đề “Tổ chức cơ sở đảng gắn với phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng bản trở thành đơn vị phát triển”. Vấn đề này đã được Đảng NDCM Lào quán triệt, triển khai tích cực thông qua các nghị quyết, chỉ định hướng dẫn về xây dựng bản và cụm bản phát triển… Đến 6-2012, toàn Đảng NDCM Lào có 16.787 tổ chức cơ sở đảng, có 204.937 đảng viên. D­ưới sự chỉ đạo của cấp uỷ, tổ chức cơ sở đảng đã lãnh đạo phát triển văn hoá - xã hội đạt được những kết quả cao. Để đạt kết quả trên, Đảng NCCM Lào tích cực củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, nhất là đảng bộ cơ sở, chi bộ, chính quyền và tổ chức quần chúng cấp bản; lãnh đạo phát triển kinh tế, xây dựng bản trở thành đơn vị phát triển; lãnh đạo xây dựng bản văn hoá; lãnh đạo thực hiện đường lối quốc phòng - an ninh toàn dân…
 

 
                Đoàn đại biểu BTCTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hội thảo.

Về “Công tác phát triển và quản lý đảng viên của Đảng NDCM Lào” đồng chí  VI-LATH SOU-NI-CHANH (Phó trưởng phòng, Vụ Bảo vệ đảng, cán bộ) cho biết đây là việc làm thường xuyên nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ - đảng viên không ngừng lớn mạnh; tăng cường sức chiến đấu của Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng. Để làm tốt công tác phát triển đảng viên phải nắm chắc phương châm của Đảng: lấy chất lượng làm gốc, gắn với kiện toàn Đảng, phát triển đảng viên phải nhằm vào khu vực chiến lược... Phát triển và quản lý đảng viên theo đường lối chính sách của Đảng.

Tại Hội thảo, một số đại biểu hai Ban đã đi sâu tìm hiểu, tiếp tục trao đổi kinh nghiệm về  thực hiện dân chủ trong đảng, bầu cử trong đảng; kinh nghiệm giải quyết tổ chức cơ sở đảng yếu kém; cách thực hiện trong đào tạo cán bộ ở nước ngoài...

Kết luận Hội thảo, đồng chí Trần Văn Minh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó trưởng BTCTU khẳng định: Hội thảo đã đề cập nhiều vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong công tác tổ chức xây dựng đảng mà hai bên cùng quan tâm, đã gợi mở nhiều vấn đề mà mỗi bên đều có thể chọn lọc, sử dụng trong hoạt động thực tiễn của mình. Tuy chuẩn bị trong thời gian ngắn nhưng với sự tích cực của nhiều vụ chuyên đề của hai Ban Tổ chức Trung ương, Hội thảo đã có nội dung phong phú. Hội thảo là sự mở đầu đầy ý nghĩa và đạt kết quả thiết thực trong hoạt động giao lưu giữa hai Ban Tổ chức Trung ương. Đồng chí bày tỏ tin tưởng trong thời gian tới các hoạt động của hai Ban càng thêm phong phú, thiết thực góp phần thực hiện tốt công tác xây dựng đảng ở mỗi nước, góp phần tăng cường sự gắn bó, hợp tảc trên cơ sở quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng và hai dân tộc chúng ta.


   
                              Đồng chí Trần Văn Minh kết luận Hội thảo

Hội thảo khoa học “Lý luận và thực tiễn về công tác tổ chức xây dựng đảng" đã thành công tốt đẹp. Hội thảo càng đặc biệt có ý nghĩa khi được hai Ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN và Đảng NDCML chỉ đạo thực hiện trong năm 2012 - Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, kỷ niệm 50 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào và 35 năm Ngày hai nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện. Hội thảo là cơ hội để các đại biểu, từ nhiều góc độ, cả lý luận và thực tiễn, cả chỉ đạo và tham mưu, cả tìm hiểu và giới thiệu, cả đóng góp và khai thác những kinh nghiệm thực tiễn về những vấn đề cùng quan tâm trong công tác tổ chức, công tác cán bộ, công tác đảng viên... Nhất là trước mỗi vấn đề đều xuất phát từ thực tế, mỗi đảng, mỗi nước, từ kinh nghiệm của mình để trao đổi nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận về trong bầu không khí hữu nghị đặc biệt, trong sự tin cậy và mang tính khoa học.

 
  Đoàn cán bộ hai Ban TCTƯ của hai Đảng Việt Nam - Lào chụp ảnh lưu niệm.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất