Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội
Đại biểu đóng góp ý kiến với Quốc hội.

Phát huy hơn nữa vai trò giám sát của Quốc hội. Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) tán thành với Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị tiếp tục thực hiện những biện pháp đã áp dụng, nhất là việc đổi mới nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng giám sát, sắp xếp, lựa chọn để tránh trùng lặp. Đại biểu nêu: Trong báo cáo có đánh giá hoạt động giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn yếu. Vì vậy, đề nghị cần tập trung giám sát nội dung này để khắc phục tình trạng các văn bản quy phạm dưới luật ban hành chậm, chất lượng chưa cao. Đại biểu Trần Du Lịch (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị thời gian tới tập trung vào hai mũi nhọn, đó là kiểm tra văn bản, quá trình thực hiện các văn bản luật của Quốc hội và kiểm tra năng lực tổ chức, năng lực nhân sự tổ chức thi hành luật. Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) đề nghị cần xây dựng năng lực để điều tra, triển khai quy định của pháp luật được hiệu quả. Khi có vụ việc nổi cộm Quốc hội cần phải vào cuộc, cần thành lập các đoàn giám sát và cần có năng lực điều tra để phát hiện những vụ việc, thấy cần thì chuyển những vụ việc đó sang cơ quan điều tra. Có như vậy, công cụ giám sát đã được luật pháp quy định cho Quốc hội mới được thực thi một cách có hiệu quả. Đại biểu Hoàng Thị Tố Nga (Nam Định) khẳng định Quốc hội đã hoàn thành chương trình giám sát đề ra với những kết quả rất tích cực, những chuyên đề mà được lựa chọn thì đều là những vấn đề bức xúc có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên nếu như có những chế tài cụ thể và chú trọng hơn đến việc theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện nghị quyết và các kiến nghị sau giám sát của các cơ quan chịu sự giám sát thì kết quả giám sát có lẽ sẽ tốt hơn rất nhiều. Đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc). Đại biểu Danh Út (Kiên Giang) đồng tình với đánh giá, nhận xét của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động giám sát của 2012. Đại biểu cho rằng, chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2013 cần quan tâm chọn nội dung giám sát hẹp, chỉ một nội dung cho một cuộc giám sát và số lượng giám sát nên vừa phải, có như vậy mới đảm bảo nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội. Đại biểu nhất trí Quốc hội giám sát 2 chuyên đề tại 2 kỳ họp trong năm. Đại biểu Lê Bộ Lĩnh (An Giang) đề nghị nên có phần đánh giá về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chương trình giám sát của năm trước và phải có một số kết luận ngay trong nghị quyết đó. Hoạt động giám sát của Quốc hội liên quan rất mật thiết đến 2 chức năng khác là chức năng quyết định các vấn đề quan trọng và chức năng xây dựng pháp luật. Vì vậy, cho nên tính chất cũng như hiệu quả của giám sát được đánh giá thông qua cả hai hoạt động trên. Đại biểu cho rằng khi xem xét, đánh giá, thảo luận các báo cáo của Chính phủ cũng như hội nghị chất vấn tại hội trường đấy là những hoạt động giám sát tối cao quan trọng nhất và có hiệu lực nhất. Cho nên chúng ta cần phải trú trọng việc giám sát như vậy. Đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) đề nghị quan tâm giám sát vấn đề nội dung trong kế hoạch chương trình giám sát nên thể hiện rõ, phải giám sát tại cơ sở và phải thu thập được ý kiến của nhân dân.


 

Đại biểu phân tích ưu điểm, hạn chế và đề xuất những kiến nghị

 

Cần làm tốt hơn việc điều hòa, phối hợp giữa các đoàn giám sát để làm sao hạn chế thấp nhất các đoàn giám sát, đoàn khảo sát và các bộ phận hội thảo đến cùng địa phương trong một thời gian. Theo một số đại biểu vấn đề này hết sức bức xúc trong thời gian vừa qua. Vấn đề này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cố gắng cao nhất để hạn chế nhưng thấy mới hạn chế được các đoàn giám sát, còn các đoàn khảo sát, các đoàn xuống hội thảo chưa điều hòa, phối hợp được. Ý kiến các đại biểu đóng góp trong các đoàn giám sát xuống địa phương cần tổ chức gọn, có bổ sung thêm các chuyên gia trên lĩnh vực đó. Quan trọng là đoàn giám sát phải đủ và đúng thành phần. Việc này các năm vừa qua các đoàn giám sát lúc đầu đăng ký đầy đủ thành phần nhưng khi xuống địa phương thì không đi, không đi cũng không báo cáo. Giám sát cần sát sâu xuống cơ sở, giám sát sâu từng vấn đề để có đánh giá sát thực. Đại biểu Danh Út (Kiên Giang) đồng tình với đánh giá, nhận xét của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động giám sát của 2012. Thực tế thấy rằng các hình thức hoạt động giám sát của Quốc hội, của các cơ quan của Quốc hội, của các đoàn đại biểu Quốc hội, của các vị đại biểu Quốc hội đã được tăng cường, chất lượng đã được nâng lên, có tác dụng rõ nét. Đại biểu Nguyễn Anh Sơn ( Nam Định) đề nghị để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng hiệu quả trong hoạt động giám sát của các đoàn đại biểu Quốc hội ở các tỉnh, thành phố. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội hằng năm nên có đánh giá sâu hơn, kỹ hơn, thường xuyên có những gợi ý hướng dẫn đối với hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội. Đặc biệt đề nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội có sự quan tâm đến vấn đề tổ chức bộ máy của văn phòng phục vụ đoàn đại biểu Quốc hội để cơ quan này có đủ điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội nói chung và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của đoàn đại biểu Quốc hội nói riêng, cần có sự tổng kết đánh giá mô hình tổ chức cũng như chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ chuyên viên trực tiếp phục vụ hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội. Đại biểu Lê Nam (Thanh Hoá) mong muốn cách thực hiện giám sát cũng cần phải đổi mới. Cần phải xem lại, xem tổ chức giám sát của bản thân các đoàn của Quốc hội cũng nên xem lại, đồng chí nào thực sự tham gia được và gắn với trách nhiệm chứ không phải là thích thì tham gia mà không thích thì thôi. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) nhất trí với một số ý kiến đại biểu cho rằng chúng ta không nên dàn trải; giám sát phải nắm được thực chất. Đề nghị theo phương pháp vi hành, gặp dân trước, gặp quan sau. Trước khi giám sát thì có cách để cử tri gửi những thông tin, những gợi ý, phản ánh, có kênh để người dân gửi thẳng những thông tin đó trên cơ sở có thông tin ban đầu ấy chúng ta sẽ tính cách giám sát như thế nào. Quốc hội chúng ta có gần 500 đại biểu và có nhiều cơ quan chuyên trách, nhiều đại biểu chuyên trách, nếu chúng ta tổ chức hợp lý và chọn đúng nơi, đúng người, đúng việc thì Quốc hội có thể giám sát được nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung hơn, đi đâu cử tri cũng đều nói là rất mong muốn là được Quốc hội giám sát. Đại biểu đề nghị là có thể mời thêm các chuyên gia, các nhà khoa học, các đại diện của tổ chức xã hội tham gia một số đoàn giám sát.

Tập trung giám sát chuyên đề được nhiều cử tri quan tâm. Các đại biểu Quốc hội đều nhất trí giám sát chuyên đề của Quốc hội là 2 chuyên đề cho 2 kỳ họp. Hai chuyên đề của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các y ban từ 2 đến 2 chuyên đề. Tăng cường việc báo cáo giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các y ban của Quốc hội về những vấn đề bức xúc, về những vấn đề mà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa giám sát. Về chọn 2 hay 3 chuyên đề để tiến hành giám sát tại 2 kỳ họp trong năm 2013. Qua thảo luận nhiều ý kiến đại biểu tán thành chọn 2 chuyên đề là chuyên đề 1 và chuyên đề 2. Chuyên đề 1 là việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006-2012. Chuyên đề 2 là việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012…


   

 

Đại biểu mong muốn Quốc hội ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động hơn

 


Đại biểu Danh Út (Kiên Giang) cho rằng chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2013 cần quan tâm chọn nội dung giám sát hẹp, chỉ một nội dung cho một cuộc giám sát và số lượng giám sát nên vừa phải, có như vậy mới đảm bảo nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội. Đại biểu nhất trí Quốc hội giám sát 2 chuyên đề tại 2 kỳ họp trong năm. Đề nghị trong năm 2013 Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư, xây dựng cơ bản giai đoạn 2006-2012; thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012. Theo đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đề xuất chọn giám sát nội dung về bảo hiểm. Đại biểu Hoàng Thị Tố Nga (Nam Định) Quốc hội cân nhắc và bố trí thời gian hơn đối với chuyên đề giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2006-2012. Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (TP. Hà Nội) nhất trí Quốc hội giám sát hai chuyên đề tại hai kỳ họp là việc thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006-2012; việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009 - 2012… Đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) đề nghị Quốc hội cần giám sát toàn diện để có cơ sở sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo mức lương hưu đáp ứng cơ bản thu nhập và đời sống tối thiểu cho người già. Đại biểu Võ Thị Hồng Thoại (Bạc Liêu) Quốc hội quan tâm đến chuyên đề bảo vệ, phát triển rừng. Liên quan đến vấn đề này cần được giám sát để xem lực lượng bảo vệ rừng hiện nay chế độ chính sách như thế nào, điều kiện để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, quản lý rừng có đáp ứng yêu cầu hay không... Đây là vấn đề cần phải được quan tâm để chúng ta có chính sách sát hợp đảm bảo quản lý được rừng, bảo vệ được rừng, đồng thời chúng ta phát triển rừng. Đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hòa (Bắc Ninh) vấn đề bảo hiểm xã hội rất cần được Quốc hội giám sát để chúng ta có những kiến nghị đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền để xem xét cả vấn đề bảo hiểm xã hội, cũng như vấn đề bảo hiểm y tế. Đại biểu Trần Đình Long (Đắk Nông) cần thiết phải lựa chọn chuyên đề về bảo hiểm y tế để phục vụ cho việc thực hiện Luật bảo hiểm y tế cho phù hợp. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) đồng ý giám sát bảo hiểm y tế vì hiện nay vấn đề này cử tri rất mong đợi, sát sườn với cuộc sống, với sức khỏe hằng ngày của dân. Đại biểu nhất trí với một số ý kiến về vấn đề giám sát quản lý sử dụng rừng.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất