Thành uỷ Hà Nội sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình số 01-CTr/TU
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, UVBTV, Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ báo cáo tại Hội nghị

Chương trình số 01 của Thành uỷ Hà Nội là chương trình xương sống, cốt lõi, xuyên suốt và có tác động, ảnh hưởng lớn đến 8 chương trình công tác còn lại của Thành uỷ. Ngay sau khi Chương trình được ban hành, Ban Chỉ đạo đã tổ chức hội nghị triển khai trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của thành phố, ban hành kế hoạch thực hiện. Ở cấp thành phố đã xây dựng 15 đề án, chuyên đề triển khai các nội dung của Chương trình. Năm 2012, Ban Thường vụ Thành uỷ đã thành lập 16 đoàn công tác, tiến hành kiểm tra việc thực hiện ở 100% đảng bộ trực thuộc Thành uỷ. 100% các địa phương, cơ quan, đơn vị đã tổ chức thực hiện. Đã có 431 đề án, chương trình, chuyên đề thực hiện Chương trình 01 được đăng ký, trong đó có 402 đề án, chương trình, chuyên đề thực hiện có hiệu quả.

Sau 3 năm thực hiện Chương trình 01, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp uỷ đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng có nhiều chuyển biến tích cực. Thành uỷ và các cấp uỷ đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác tư tưởng, tuyên giáo trong toàn Đảng bộ như “Tăng cường công tác nghiên cứu, bắm bắt tình hình tư tưởng, định hướng dư luận xã hội gắn với đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành của thành phố giai đoạn 2011-2015. Thực hiện sâu rộng, đồng bộ, có hiệu quả việt học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Công tác tổ chức, cán bộ có nhiều đổi mới: Tăng cường xây dựng, củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp uỷ và tổ chức đảng. Ban Thường vụ Thành uỷ đã ban hành Đề án số 06-ĐA/TU, ngày 24-9-2013 về “Kiện toàn, sắp xếp tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn dân cư, tổ dân phó, thôn, xóm ở xã, phường, thị trán thuộc TP. Hà Nội”; “Tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước thuộc thành phố”; chuyên đề “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn TP. Hà Nội”. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác quản lý, nâng cao chát lượng đội ngũ đảng viên và phát triển đảng viên mới. Năm 2011, toàn Đảng bộ đã kết nạp được 12.612 đảng viên; năm 2012 là 12.827 đảng viên và năm 2013 là 13.021 đảng vên.

 
                            Đại biểu dự Hội nghị.

Thành uỷ khoá XV đã lựa chọn và tập trung lãnh đạo thực hiện khâu đột phá là công tác cán bộ gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4. Các khâu trong công tác cán bộ có nhiều đổi mới, chuyển biến tích cực. Đảng bộ TP. Hà Nội đi đầu cả nước trong thí điểm lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí lãnh đạo trong các cơ quan đảng, nhà nước, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Công tác quy hoạch đi vào nền nếp. Đảng bộ TP đã hoàn thành công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ 2015-2020. Thành uỷ đã thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch nhiệm kỳ 2010-2015 và quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt Thành phố nhiệm kỳ 2015-2020. 100% các đồng chí được quy hoạch có trình độ chuyên môn đại học, 91,9% đồng chí có trình độ lý luận chính trị cao cấp. Công tác bổ nhiệm, giới thiệu bầu cử, điều động, luân chuyển cán bộ được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm chặt chẽ, công khai.. Đặc biệt trong công tác luân chuyển đã tạo được bước chuyển biến mới: luân chuyển, điều động 80 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý… Thành uỷ Hà Nội tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. 3 năm, uỷ ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra 744 đảng viên, 194 tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm. Đặc biệt trong đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên  đã tích cực khắc phục khuyết điểm…

Thực hiện Chương trình 01 đã nâng cao năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp; hoàn thiện các cơ chế chính sách về quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; chất lượng hoạt động của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được nâng lên...

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chương trình việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành các đề án, chương trình còn chậm. Công tác xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cấp cơ sở chưa đồng bộ, thống nhất. Có biểu suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Công tác đấu tranh, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa đạt kết quả như mong muốn. Quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực còn bất cập. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của một số địa phương, đơn vị còn hình thức, chưa sát với thực tiễn…

Trong hai năm cuối của nhiệm kỳ (2014-2015) các cấp uỷ, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để đạt mục tiêu: hằng năm có trên 75% cơ sở đảng đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh; trên 70% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ; kết nạp 10.000 đảng viên mới; cán bộ diện Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý có trình độ chuyên môn sau đại học đạt trên 35%; cao cấp lý luận chính trị, cử nhân 100%; cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên là 100%; Thành phố đào tạo 1.000 cán bộ nguồn cho thành phố và cơ sở.

Các giải pháp tập trung thực hiện là: Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình gắn với thực hiện 3 vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) và thực hiện Chỉ thị 03 về tiếp tục đẩy mạnh việc học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tổ chức thực hiện các đề án, chuyên đề đảm bảo tiến độ, chất lượng. Đổi mới, nâng cao công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Tập trung củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp uỷ đảng. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ. Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đổi mới phương thức lãnh đạp của các cấp uỷ đảng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành của các cấp chính quyền. Củng cố, kiện toàn tổ chức của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là cấp cơ sở…

 Đồng chí Phạm Quang Nghị
 phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
 

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Quang Nghị đánh giá Chương trình 01 của Thành ủy Hà Nội là một chương trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đề cập đến những vấn đề cơ bản trên các lĩnh vực trọng tâm của công tác xây dựng đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố, nhằm xây dựng hệ thống chính trị các cấp thành phố trong sạch, vững mạnh, góp phần quyết định bảo đảm lãnh đạo thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Nội dung Chương trình được xây dựng theo hướng quán triệt sâu sắc tinh thần đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm của Đảng bộ thành phố. Các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội của thành phố đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện với tinh thần đổi mới, sáng tạo; gắn kết chặt chẽ với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các cấp đã khẩn trương, nghiêm túc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, chuyên đề cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình 01. Trong quá trình triển khai, các cấp ủy đảng đều chú trọng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý và tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc…

Bí thư Thành ủy khẳng định: Ba nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình được triển khai đồng bộ, quyết liệt, tạo nhiều chuyển biến. Trong đó đáng chú ý, công tác tổ chức cán bộ có nhiều đổi mới theo hướng tăng cường dân chủ, công khai; tạo nền nếp thực hiện tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết trung ương 4 (khóa XI) với công tác kiểm điểm, đánh giá định kỳ. Hà Nội là địa phương đi đầu cả nước trong triển khai lấy phiếu tín nhiệm và đã hoàn thành quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 và các nhiệm kỳ tiếp theo.

Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị lưu ý những hạn chế, yếu kém cần khắc phục như sinh hoạt tự phê bình và phê bình vẫn còn hiện tượng ngại va chạm, dễ người, dễ ta; công tác đấu tranh ngăn chặn quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa đạt kết quả mong muốn; một số lĩnh vực quản lý nhà nước còn yếu kém, công tác phối hợp thiếu chặt chẽ, kỷ cương chưa cao, còn có cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm; thực hiện quy chế dân chủ ở một số đơn vị còn hình thức...

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị nhấn mạnh, thời gian tới cần rà soát các mục tiêu, nhiệm vụ trong 13 đề án, dự án, chuyên đề công tác cấp thành phố và 402 đề án, chuyên đề ở cấp ủy trực thuộc, đẩy nhanh tiến độ tổ chức thực hiện, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Tập trung chỉ đạo quyết liệt, có cơ chế phối hợp triển khai đồng bộ để Chương trình 01 thực sự đạt hiệu quả.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất