GS. Trần Văn Thọ: “Kinh tế Việt Nam trước những biến động của thế giới”
Quang cảnh buổi diễn thuyết của GS. Trần Văn Thọ tại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông.

Quang cảnh buổi diễn thuyết của GS. Trần Văn Thọ tại Trường Đại học Quốc tế miền Đông.

GS. Trần Văn Thọ hiện là Giáo sư danh dự của Đại học Waseda, Tokyo. Năm 2018, Ông được nhận Huân chương Thụy bảo Tia Vàng của Chính phủ Nhật Bản. Ông từng công tác trong Ủy ban Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nhật và làm cố vấn của nhiều cơ quan thuộc chính phủ Nhật trong thời gian dài. GS. Trần Văn Thọ cũng là người có những đóng góp quan trọng vào quá trình đổi mới phát triển tại Việt Nam. Ông từng là thành viên trong Ban Tư vấn cải cách hành chính và kinh tế của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1993-1997) và Ban Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (2016-2021).

GS. Trần Văn Thọ đã xuất bản nhiều sách chuyên môn bằng nhiều thứ tiếng. Ông cũng thường xuyên viết bài cho các báo và tạp chí trong nước về các vấn đề kinh tế, giáo dục, văn hóa. Cuốn sách mới nhất xuất bản tại Việt Nam là “Kinh tế Nhật Bản: giai đoạn phát triển thần kỳ 1955-1973” (được trao Giải Sách hay 2022).

GS. Trần Văn Thọ đã trình bày về những biến động, trào lưu mới của thế giới tác động đến nền kinh tế Việt Nam cũng như chiến lược, chính sách để có một nền kinh tế phát triển. bền vững, đồng thời cùng nhìn nhận vấn đề kinh tế của Việt Nam hôm nay và hướng về năm 2045 trước trào lưu mới của thế giới.

GS. Trần Văn Thọ đã trình bày về những biến động, trào lưu mới của thế giới tác động đến nền kinh tế Việt Nam cũng như chiến lược, chính sách để có một nền kinh tế phát triển bền vững, đồng thời cùng nhìn nhận vấn đề kinh tế của Việt Nam hôm nay và hướng về năm 2045 trước trào lưu mới của thế giới.

Phát biểu tại chương trình, TS. Ngô Minh Đức - Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế miền Đông trân trọng cảm ơn GS. Trần Văn Thọ đã nhận lời đến thăm Bình Dương và diễn thuyết tại EIU, đồng thời chia sẻ: “Trong những năm qua, Bình Dương đã có nhiều chính sách và tập trung nhiều nguồn lực cho đề án Thành phố Thông minh, Vùng Đổi mới Sáng tạo Bình Dương mà Trường ĐH Quốc tế miền Đông vinh dự đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học - công nghệ của tỉnh nhà.

Trong bối cảnh đó, việc nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội trong nước và trên thế giới, hiểu rõ các cơ hội và thách thức trong sự chuyển động chung, các trào lưu của thế giới sẽ có ý nghĩa chiến lược quan trọng cho các tổ chức, doanh nghiệp tại Bình Dương. Với những kinh nghiệm giảng dạy, làm việc nhiều năm, đồng thời tham gia các vị trí tư vấn của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản, thông qua chủ đề diễn thuyết lần này, Giáo sư Trần Văn Thọ mang đến cái nhìn bao quát, thực tiễn cùng nhiều ý kiến đáng quan tâm cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, doanh nghiệp, thầy cô và các em sinh viên. Đây cũng là cơ hội để Nhà trường cùng các học giả, doanh nghiệp cùng tìm hiểu, bàn luận, góp phần đưa ra các giải pháp, định hướng phù hợp cho sự phát triển bền vững của bản thân cũng như của tổ chức, doanh nghiệp”.

TS. Ngô Minh Đức - Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Miền Đông phát biểu tại chương trình.

TS. Ngô Minh Đức - Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế miền Đông phát biểu tại chương trình.

Với chủ đề “Kinh tế Việt Nam trước những biến động của thế giới", GS. Trần Văn Thọ trình bày về những biến động, trào lưu mới của thế giới tác động đến nền kinh tế Việt Nam cũng như chiến lược, chính sách để có một nền kinh tế phát triển bền vững, đồng thời cùng nhìn nhận vấn đề kinh tế của Việt Nam hôm nay và hướng về năm 2045 trước trào lưu mới của thế giới.

Theo Giáo sư, trào lưu mới của thế giới: Công nghệ thông tin, kỹ thuật số phát triển; Đại dịch; Biến động quan hệ kinh tế, chính trị thế giới. Tác động của trào lưu mới: Rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, chuỗi giá trị toàn cầu; Cầu lao động giảm, nhu cầu lao động có kỹ năng cao, lao động thường xuyên phải thích ứng với thay đổi kỹ thuật, công nghệ. An ninh kinh tế, các quốc gia tự cấp sản phẩm thiết yếu (lương thực, y tế).

Đối sách của Việt Nam là cần xây dựng nền kinh tế vững chắc. Chiến lược trung hạn: chú trọng hơn thị trường trong nước.

Chiến lược dài hạn: Thay đổi tư duy phát triển; Đổi mới sáng tạo để tăng trưởng nhanh và bền vững, thoát bẫy thu nhập trung bình. Tư duy mới trong thời đại dịch: (1) Nông, công nghiệp và dịch vụ hầu như đồng thời phát triển. (2) “Tập trung vừa phải” là từ khóa mới cho vấn đề đô thị hóa để vừa tập trung vừa giãn cách. (3) Hồi quy các giá trị truyền thống về an sinh xã hội.    

Việt Nam hướng về năm 2045 trước trào lưu mới của thế giới, xây dựng nền kinh tế vững mạnh, tự chủ: Thâm sâu công nghiệp hóa, xây dựng nền công nghiệp thực phẩm chủ lực, chú trọng khu vực y tế. Phát triển doanh nghiệp trong nước để từng bước giảm tỉ lệ tùy thuộc vào FDI nhất là FDI từ các nước mới nổi. Mũi đột phá là khu vực phi chính quy và SMEs. Đó cũng là tiền đề để đổi mới sáng tạo. Một nội dung quan trọng và cơ bản của đổi mới sáng tạo liên quan tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và chất lượng quan chức các cấp. Đào tạo lao động chất lượng cao tương ứng với nhu cầu sắp tới. Nhấn mạnh năng lực tự học, khả năng tái bồi dưỡng kỹ năng. Các biện pháp làm tăng liên tục năng suất lao động, điều kiện thoát bẫy thu nhập trung bình.

“Trường Đại học Quốc tế miền Đông tổ chức buổi diễn thuyết của Giáo sư Trần Văn Thọ không chỉ nhằm đẩy mạnh hoạt động học thuật, nghiên cứu khoa học của trường mà còn nhằm mục đích mở rộng mạng lưới hợp tác, nhất là với các nhà khoa học Việt Nam có uy tín cao đang làm việc ở các Trường đại học trong và ngoài nước. Đồng thời, đây cũng dịp để sinh viên của EIU gặp gỡ, giao lưu với một vị Giáo sư kinh tế, một trí thức lớn luôn hướng về đất nước, là cơ hội để các sinh viên học hỏi, trau dồi kiến thức, phát triển các kỹ năng và phẩm chất tốt đẹp”.


Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất