Sáng 8-7, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức mít-tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới, tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - KHHGĐ giai đoạn 2011-2015 và sơ kết công tác dân số - KKHGĐ 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015. Đại diện lãnh đạo Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Sở Y tế và các sở, ban, ngành cùng đông đảo cán bộ làm công tác dân số - KHHGĐ của TP. Hồ Chí Minh tới dự.
Ngày Dân số thế giới 11-7 năm nay có chủ đề: "Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho người dân dễ bị tổn thương trong thiên tai". Ý nghĩa thông điệp chủ đề cho thấy, cả thế giới đều quan tâm và hướng tới những người dân bị thiệt thòi ở những vùng thiên tai. Quỹ Dân số Liên hợp quốc kêu gọi các nước tăng cường sự ứng phó hiệu quả trong trường hợp xảy ra thiên tai và chuẩn bị những điều kiện, phương tiện cần thiết để hỗ trợ hiệu quả chi nhóm dân số dễ tổn thương khi thiên tai xảy ra. Việt Nam là một trong số những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước các tác động của biến đổi thời tiết trên toàn cầu, cả nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề của các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Hưởng ứng thông điệp Ngày Dân số thế giới năm 2015, Ngành Dân số cả nước cam kết tăng cường năng lực hệ thống tổ chức, điều hành, quản lý công tác chuẩn bị, đáp ứng và tham gia khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách trong chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số các cấp nhằm cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả và kịp thời trong tình huống thiên tai xảy ra; thiết lập cơ chế thông tin Ngành Dân số trong đánh giá tác động thiên tai và làm cơ sở cho việc chủ động chuẩn bị, ứng phó thiên tai; triển khai nghiên cứu bổ sung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, kỹ năng ứng phó thiên tai của của cán bộ trong ngành.
Thiết thực hưởng ứng Ngày Dân số thế giới, TP. Hồ Chí Minh tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch dân số - KKHGH năm 2015 đã đề ra. Trong đó, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu các mô hình, đề án: Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; Sàng lọc trước sinh; Sàng lọc sơ sinh; Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; Điểm tư vấn sức khỏe sinh sản - tiền hôn nhân; Tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng; Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020 (Đề án 52); Tiếp thị xã hội và các phương tiện tránh thai. Thành phố tập trung nâng cao chất lượng thông tin, bảo đảm vận hành có chất lượng kho dữ liệu điện tử quận, phường; từng bước cung cấp thông tin về dân cư cho lãnh đạo chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể; tiếp tục cập nhật Kho dữ liệu điện tử ở phòng y tế 24 quận, huyện. Triển khai Chiến dịch truyền thông lồng ghép đợt 2-2015 đạt kết quả tốt; tổng kết chiến dịch năm 2015. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tư vấn và khám sức khỏe sinh sản - KHHGĐ cho nữ công nhân. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống mất cân băng giới tính khi sinh tại các tuyên truyền công tác đến các đối tượng khó tiếp theo dõi, hỗ trợ và giám sát các hoạt động đơn vị, cơ sở hành nghề sản phụ khoa, siêu âm, nhà sách trên địa bàn thành phố. Tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26-12 và Tháng hành động quốc gia về dân số với chủ đề: "Cộng đồng chung tay chăm sóc người cao tuổi". Tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy công tác dân số - KHHGĐ ở các quận, huyện, phường, xã, thị trấn; hoàn thành công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số các cấp. Tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm chính sách dân số - KHHGĐ.
Về kết quả 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia dân số - KHHGĐ, TP. Hồ Chí Minh đã hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác dân số - KHHGĐ tiếp tục có bước chuyển biến rõ nét. Toàn Thành phố đã thực hiện tốt các chương trình chăm lo nâng cao chất lượng dân số giai đoạn đầu đời; số phụ nữ mang thai tham gia các chương trình Sàng lọc trước sinh và Sàng lọc sơ sinh ngày càng tăng. Việc khám sức khỏe tiền hôn nhân đã nhận được sự đồng tình của đông đảo người dân. Thành phố đã đạt được mục tiêu giảm sinh, giảm tỷ lệ trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên; tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại được duy trì ở mức hợp lý, lợi ích của KHHGĐ ngày càng được nhiều người dân chấp nhận. Hằng năm, tỷ lệ phụ nữ được tiếp cận các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tăng lên; tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa thông thường và tỷ lệ nạo phá thai giảm. Thành phố đã có bản giải quyết và đáp ứng các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe sinh sản của nhóm dân số dễ bị tổn thương và kiểm soát có hiệu quả tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
Thành Sáng