Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển TP. Hồ Chí Minh trong tương lai


Tòan cảnh buổi Họp báo (Ảnh: Hoàng Hào).

Mong muốn diễn đàn trở thành một sự kiện quan trọng của Thành phố.

Phát biểu khai mạc tại buổi Họp báo, đồng chí Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, Trưởng Ban Tổ chức Diễn đàn chia sẻ, Diễn đàn kinh tế của Thành phố chúng ta được xây dựng trở thành một đề án tổ chức cấp diễn đàn kinh tế thành phố trong 10 năm qua. Với mong muốn tổ chức ngày càng bài bản, chuyên nghiệp hơn và đáp ứng được yêu cầu phát triển của Thành phố trong xu thế chung hội nhập với kinh tế thế giới, với tham vọng mong muốn diễn đàn này trở thành một sự kiện quan trọng, một thương hiệu của Thành phố.

Từ năm 2018, 2019 Thành phố đã tổ chức 2 diễn đàn, đến năm 2022 Thành phố mới tổ chức lại diễn đàn lần thứ 3. Trong năm 2020, 2021 Thành phố rất mong muốn tổ chức diễn đàn để bắt kịp xu thế của thời đại, với những quyết tâm phát triển mạnh mẽ hơn của kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế TP. Hồ Chí Minh nói riêng, nhưng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lần thứ 4 đã gây ra thiệt hại rất nhiều cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế Thành phố và cho người dân thành phố cả về tài sản, cả về nguồn lực. Do đó, trong những tháng đầu năm 2022, khi tình hình bệnh Covid-19 của Thành phố đã được kiểm soát tốt nhất, Thành phố đã làm rất nhiều việc, trước hết là để hỗ trợ doanh nghiệp vực dậy, vươn lên và phát triển. Thành phố nỗ lực trên nhiều góc độ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động, nhiều hoạt động của Thành phố trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, đặc biệt là những hoạt động về sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp đã trở lại bình thường.


Đồng chí Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, Trưởng Ban Tổ chức Diễn đàn phát biểu khai mạc tại buổi Họp báo (Ảnh: Hoàng Hào).

Kinh tế số tuy còn mới nhưng mà đi rất nhanh, lan tỏa rất nhanh trên phạm vi toàn thế giới, trong nước, trong doanh nghiệp và lan tỏa rất mạnh mẽ, có hiệu quả trên nhiều phương diện trong đời sống xã hội của chúng ta. Nhưng hiểu biết về kinh tế số không phải là đầy đủ, không phải là ai cũng hiểu, nếu như chúng ta hiểu không đúng, chúng ta thấy không rõ, chúng ta không biết cách làm cho thật tốt, mỗi người một việc làm theo kiểu của mình, chắc chắn là chúng ta sẽ không thành công và thậm chí là sẽ lãng phí về vật chất của doanh nghiệp, vật chất của xã hội - đồng chí Võ Văn Hoan  nhấn mạnh.

HEF 2022 xoay quanh 4 chủ đề chính

Cũng tại buổi Họp báo, đồng chí Nguyễn Phước Hưng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố, Phó Trưởng Ban Tổ chức cho biết, Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh (HEF) là sự kiện quốc tế thường niên do UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức nhằm mục tiêu tiếp nhận các ý kiến đóng góp của các diễn giả, chuyên gia trong nước và quốc tế về các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nói chung; các đồ án, mục tiêu, chương trình trọng điểm của Thành phố nói riêng. Diễn đàn đã tập hợp được nhiều ý kiến, đề xuất, đóng góp thiết thực cho các kế hoạch xây dựng của Thành phố. Thông qua những trao đổi thẳng thắn, thực chất, Thành phố đã có được cái nhìn sâu sắc và toàn diện về hiện trạng và xu hướng phát triển đô thị sáng tạo trên thế giới, đặc biệt là những bài học kinh nghiệm và đề xuất khả thi có thể áp dụng đối với thực tiễn của Thành phố.


Đồng chí Nguyễn Phước Hưng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố, Phó Trưởng Ban Tổ chức tại buổi Họp báo (Ảnh: Hoàng Hào).

Cũng theo ông Nguyễn Phước Hưng, HEF 2022 lần này, xoay quanh 4 chủ đề chính là: một là “Bức tranh chung về chuyển đổi số trong doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, tm nhìn và khát vọng đến năm 2030; hai là “Thiết kế chính sách phù hợp cho phát triển kinh tế s tại TP. Hồ Chí Minh: định hướng 2025 và tầm nhìn 2030 ”; ba là “Chuyển đổi s đ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: thách thức và giải pháp”; bốn là “Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: kinh nghiệm và bài học thành công ca doanh nghiệp trong nước và quốc tế”.

Diễn đàn là cơ hội để lãnh đạo Thành phố trao đổi, thảo luận với các chuyên gia, các nhà khoa học, các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước về chuyển đổi số và kinh tế số nhằm mục đích thống nhất và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và kinh tế số; tìm kiếm các giải pháp khả thi để thúc đẩy phát triển kinh tế số trên địa bàn Thành phố, giúp doanh nghiệp Thành phố phát huy tính sáng tạo, tăng cường khả năng tiếp cận các mô hình kinh doanh mới nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả; tạo cơ hội để các cá nhân và tổ chức đề xuất các kiến nghị về khuôn khổ chính sách khuyến khích và quản lý phát triển kinh tế số; phát huy vai trò các bên liên quan trong hệ sinh thái kỹ thuật - kinh tế số; góp phần đồng thời đẩy mạnh xây dựng TP. Hồ Chí Minh thành đô thị thông minh.

Diễn đàn dự kiến sẽ có sự tham gia của hơn 900 đại biểu bao gồm lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam; đại diện các cơ quan ngoại giao; các địa phương nước ngoài; các định chế tài chính quốc tế (World Bank, IMF, IFC, ADB...); các tổ chức quốc tế như WEF, OECD, các nhà quản lý và lãnh đạo các địa phương nước ngoài đến từ 9 quốc gia như: Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Nhật Bản, Phần Lan, Israel, Thái Lan, Thụy Sỹ, Trung Quốc; các chuyên gia kinh tế và kinh tế số, đại diện các quốc gia thành công trong lĩnh vực chuyển đổi số; doanh nghiệp... Qua đây, Thành phố có thể tiếp thu ý kiến của các chuyên gia trong việc chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá thực trạng, triển vọng, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển kinh tế số, góp phần tạo động lực để triển khai hiệu quả Đề án xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, tương tác cao trong tương lai - ông Nguyễn Phước Hưng chia sẻ.

Hỗ trợ doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc Thành phố làm gì để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong chuyển đổi số; đồng chí Võ Thị Trung Trinh – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố cho biết, những chính sách của Thành phố hỗ trợ doanh nghiệp trong chuyển đổi số đã được ban hành vào tháng 7-2021 và gần đây là kế hoạch chuyển đổi số của Thành phố năm 2022. Theo đó, Thành phố tập trung vào phát triển chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số. Trong 3 trụ cột như vậy thì từng nội dung trụ cột đã có những chương trình và kế hoạch cụ thể.

Đối với hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp cho chuyển đổi số, hiện nay Sở Thông tin và Truyền thông đang tham mưu cho UBND thành phố một kế hoạch chung, trong đó có sự phối hợp của các sở và các đơn vị có liên quan. Thứ nhất là chương trình hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số để thực hiện triển khai các nền tảng số, đây là một trong những nội dung quan trọng của Thành phố. Đây là chương trình dành cho các doanh nghiệp lớn, bên cạnh đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện chuyển đổi số như thế nào cũng được Thành phố quan tâm. Thành phố cũng đã cho ra đời Trung tâm Chuyển đổi số của Thành phố, đây là nơi chuyển giao những công nghệ, những thông tin liên quan việc chuyển đổi số của Thành phố. Song song đó, Thành phố đã chỉ đạo cho các đơn vị có liên như Sở Khoa học - Công nghệ tập trung vào các cơ chế tài chính để làm sao phát triển được ứng dụng mang tính đổi mới, sáng tạo mà cụ thể là tập trung vào hai nội dung chính: thứ nhất là hướng dẫn cho các doanh nghiệp sử dụng quỹ phát triển khoa học - công nghệ để thực hiện chuyển đổi số một cách thuận lợi, thứ hai là Thành phố ban hành các chính sách thử nghiệm để cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào những công nghệ mới có tính đột phá để thực hiện chuyển đổi số. Hiện nay, Thành phố đang phối hợp cùng với Ngân hàng Thế giới để có chương trình hợp tác về chuyển đổi số. Trong nội dung hợp tác này, Thành phố có tập trung và các chính sách, cơ chế để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển chuyển đổi số và các hoạt động này đều tập trung vào Trung tâm Chuyển đổi số của Thành phố.


Đồng chí Võ Thị Trung Trinh – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố tại buổi Họp báo (Ảnh: Hoàng Hào).

Kinh tế số tăng trưởng rất nhanh 

Đánh giá về giá trị kinh tế số ở TP. Hồ Chí Minh, đồng chí Phạm Bình An – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố chia sẻ, UBND thành phố có giao cho Viện Nghiên cứu phát triển nhiệm vụ đánh giá về sự đóng góp của kinh tế số vào tăng trưởng kinh tế Thành phố (GDP), đồng chí Phạm Bình An chia sẻ, chúng tôi đã có những hoạt động nghiên cứu bước đầu, tổ chức buổi tọa đàm mời các chuyên gia tham dự cùng với Sở Thông tin và Truyền thông. Kinh tế số với rất nhiều tên gọi, nhiều khái niệm khác nhau, trong đó chủ yếu có 3 phạm vi (hay 3 lớp khác nhau, ranh giới giữa các lớp không hoàn toàn rõ ràng). Trong đó có: Kinh tế số lõi (về công nghệ thông tin và truyền thông); phạm vi kinh tế hẹp (kinh tế số in-tơ-nét và nền tảng); phạm vi kinh tế số mở rộng (số hóa trong các ngành, lĩnh vực).


Đồng chí Phạm Bình An - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố tại buổi Họp báo (Ảnh: Hoàng Hào).

Dựa trên những dữ liệu mà Viện Nghiên cứu phát triển có được (đây chỉ là phạm vi lõi của kinh tế số) từ năm 2019, 2020 và ước lượng dự báo năm 2021 thì đóng góp của kinh tế số vào GDP của Thành phố như sau: năm 2021 là 14,4%, mục tiêu đến 2025, kinh tế số Thành phố chiếm 25%, kế hoạch năm 2030 chiếm 40%. Chúng tôi có cơ sở để tin tưởng rằng, kinh tế số tăng trưởng rất nhanh và tăng trưởng 2 con số, đạt được chỉ tiêu mà UBND thành phố đề ra trong chương trình phát triển kinh tế số của Thành phố - đồng chí Phạm Bình An khẳng định.

Hoàng Hào

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất